Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh Trung học cơ sở”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 29/09/2014, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh Trung học cơ sở”, mã số: V2013 - 15, do TS. Hoàng Gia Trang làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài: Chỉ rõ nhu cầu tư vấn hướng nghiệp (TVHN) của học sinh về nội dung tư vấn, hình thức tư vấn, lực lượng thực hiện….Tại một số trường Trung học cơ sở (THCS)  trên địa bàn Hà Nội.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1/ Về lý luận và thực tiễn

     - Về lí luận: Xác định được một số thuật ngữ như: Nhu cầu, tư vấn, tham vấn, hướng nghiệp… Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến một số vấn đề lí luận như: đặc điểm tâm lí học sinh THCS, định hướng nghề nghiệp của học sinh, nội dung tư vấn hướng nghiệp, nghiên cứu trong nước và ngoài nước về  TVHN;
     - Về thực tiễn: Đề tài trình bày thực trạng nhận thức và nhu cầu TVHN của học sinh THCS. Ngoài ra, đề tài cũng đề cập đến một số nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề của các em. Phần cuối đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm thực hiện TVHN cho học sinh trong các trường học THCS hiện nay.
2/ Khuyến nghị và đề xuất

    * Đối với Bộ Giáo dục-đào tạo
     Từng bước thực hiện việc đào tạo đội ngũ nhân viên tư vấn học đường; Biên soạn và phát hành các tài liệu TVHN với kiến thức, kĩ năng hiện đại, cập nhật thông tin các ngành nghề trong xã hội;Có sự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông; Tổ chức các lớp tập huấn giáo viên về kiến thức và kĩ năng TVHN cho học sinh; có thể lồng ghép nội dung này vào hoạt động bồi dưỡng chuyên môn định kì của ngành giáo dục.

    * Đối với các Phòng giáo dục-đào tạo
     Giám sát và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện nay tại các trường THCS; Tổ chức các hoạt động nhằm phát huy sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên trong lĩnh vực TVHN.
    * Đối với các trường học
   Thực hiện xây dựng kế hoạch TVHN cho học sinh theo kế hoạch học tập chung của toàn trường; Phân công, bố trí giáo viên phụ trách môn hướng nghiệp có tính ổn định; Có sự đánh giá, ghi nhận và phần thưởng cho những giáo viên có sáng kiến, đạt nhiều thành tích trong giảng dạy; Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh vào hoạt động TVHN của nhà trường bằng nhiều hình
    * Đối với học sinh và cha mẹ học sinh

   Tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động TVHN để tìm hiểu thông tin về thế giới nghề nghiệp; Trao đổi với bố mẹ những dự định nghề nghiệp của bản thân và cha mẹ tạo điều kiện cho con lựa chọn nghề phù hợp

Phạm Tuyết Nhung

Tin khác