Nghiệm thu đề tài "Giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế"

24/11/2019 10:36 GMT+7
Ngày 21/11/2019, Viện KHGDVN tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ "Giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ", mã số: B2017-VKG-05, do PGS.TS. Nguyễn Hồng Thuận chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định nội dung và phương pháp giáo dục giá trị cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 
 
Nội dung và kết quả nghiên cứu
 
- Xác định được cơ sở lí luận về giá trị và giáo dục giá trị (GDGT) cho HS trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Làm rõ được nội hàm các khái niệm liên quan; Tổng quan các lí thuyết về giá trị & GDGT; Xác định hệ giá trị cốt lõi cần hình thành ở học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay;
- Làm rõ cơ sở thực tiễn về giáo dục giá trị trong nhà trường trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất được nội dung và phương pháp GDGT cho học sinh THPT qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong bối cảnh TCH&HNQT.
 
Đề xuất và khuyến nghị
 
- Hệ thống giá trị cần giáo dục cho học sinh THPT được đề tài xác đinh đều có thể giáo dục thông qua thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với tư cách là mục tiêu của chương trình.
- Cần phải có phương thức tổ chức phù hợp, thể hiện ở hình thức, phương pháp và kĩ thuật tổ chức giáo dục. Ngay từ khâu thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá cần phải quán triệt để hướng đến mục tiêu giáo dục hệ thống các giá trị trên: bao gồm cả những giá trị nền tảng của các phẩm chất cơ bản lẫn những giá trị hỗ trợ vệc phát triển những năng lực chung của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và năng lực đặc thù của hoạt động này.
- Giáo viên cần tổ chức các hoạt động này theo phương thức trải nghiệm, mà đặc điểm của nó là đảm bảo cho mọi HS đều được tham gia hoạt động; Khai thác cảm xúc của HS về nội dung hoạt động và trải nghiệm các mối quan hệ trong quá trình hoạt động… Cụ thể như sau:
 
+ Về hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm (HĐTN): Hình thức có tính khám phá; hình thức có tính thể nghiệm, tương tác; hình thức có tính cống hiến; hình thức có tính nghiên cứu.
+ Về phương pháp tổ chức HĐTN: với mỗi hình thức tổ chức HĐTN, có thể sử dụng một số phương pháp tương ứng, đó là: phương pháp trò chơi; phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp thảo luận,...
+ Những hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN, HN nhằm giáo dục giá trị cho HS THPT được đề xuất ở trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc áp dụng linh hoạt, đa dạng các hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN, HN sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong trường THPT.

Phạm Tuyết Nhung
Trung tâm Thông tin và Dự báo

Tin khác