Nghiệm thu nghiệm vụ thường xuyên theo chức năng “Khảo sát mức độ đáp ứng chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ở Việt Nam”

16/12/2021 15:16 GMT+7
Ngày 15/12/2021, tại phòng họp A13, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức họp nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của Ban Nghiên cứu Giáo dục mầm non đối với đề tài “Khảo sát mức độ tham gia của gia đình trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ 5 tuổi vào học lớp Một ở Việt Nam”, mã số V22021.11TX.

Tham dự buổi nghiệm thu có sự tham dự của Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam GS. TS. Lê Anh Vinh, các thành phần Hội đồng theo Quyết định và đại diện các phòng chức năng.
  
Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ 5 tuổi dựa trên Chuẩn Phát triển trẻ em và khuyến nghị chính sách chăm sóc giáo dục đối với trẻ 5 tuổi.
  
Nội dung của đề tài nghiên cứu về các vấn đề lý luận về mức độ đáp ứng Chuẩn của trẻ em 5 tuổi, xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ đáp ứng Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, đánh giá kết quả khảo sát mức độ đáp ứng Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của trẻ em Việt Nam, từ đó khuyến nghị về việc sử dụng kết quả đáp ứng Chuẩn phát triển của trẻ em 5 tuổi.
  
Nghiên cứu đã hoàn thiện Bộ công cụ đánh giá theo một quy trình chặt chẽ gồm lập kế hoạch, thiết thế và phát triển bộ công cụ, kiểm tra chất lượng Bộ công cụ qua xin ý kiến chuyên gia và thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện. Kết quả đo thử nghiệm bộ công cụ đã khẳng định độ tin cậy của bộ công cụ, giúp điều chỉnh nội dung và công cụ đo ở một số chỉ số để đảm bảo sự phù hợp về nội dung, phù hợp với mô hình phân tích theo lý thuyết ứng đáp (IRT).
  
Các thành viên của hội đồng nghiệm thu nhấn mạnh đây là sản phẩm theo đơn đặt hàng của Cục Mầm non, được xây dựng trên căn cứ bộ Chuẩn Mầm non, vậy nội dung và kết quả của sản phẩm phải điều chỉnh dựa trên bộ công cụ chuẩn. Ngoài ra, thành viên đề tài cần điều chỉnh bảng biểu cho tính trực quan tốt hơn, rõ hơn.
  
Tổng kết hội đồng nghiệm thu, GS. TS. Lê Anh Vinh đánh giá cao nỗ lực của các thành viên nhiệm vụ, đề tài có tính thực tiễn và ứng dụng cao, có khả năng nâng lên thành đề tài cấp Bộ.
  
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác