Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm”

29/04/2022 15:49 GMT+7
Ngày 29/04/2022, tại phòng họp A13, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ “Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm”, mã số B2019–VKG–NV–03 do ThS. Mạc Thị Việt Hà làm chủ nhiệm.

 
Hội đồng nghiệm thu đề tài
  
Tham dự buổi nghiệm thu có sự chủ trì của GS. TS. Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thành phần Hội đồng theo quyết định và đại diện các phòng chức năng.
  
Đại diện nhóm nghiên cứu, ThS. Mạc Thị Việt Hà trình bày kết quả nghiên cứu chính của đề tài, trong đó tập trung làm rõ cơ sở lý luận về đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm; cơ sở thực tiễn để đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm; và đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm.
  
Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để đề xuất được khung chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm. Nhóm cũng đưa ra cách tiếp cận: tiếp cận chính sách công, tiếp cận đề xuất chính sách theo lý thuyết Sự thay đổi, tiếp cận theo chu trình chính sách, tiếp cận lịch sử - logic và tiếp cận hệ thống.
  
Chu trình chính sách gồm 5 bước: xác định vấn đề, dự thảo và thông qua chính sách, thực thi chính sách, đánh giá chính sách, kết thúc/ điều chỉnh chính sách.
   
Cơ sở thực tiễn để đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm dựa trên các khung chính: cơ sở pháp lý, thực trạng hệ thống trường sư phạm và vấn đề tuyển sinh vào sư phạm, thực trạng thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm và tác động của chính sách đó, khảo sát về các nội dung của khung chính sách dự kiến.
  
Từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên sư phạm, nhóm nghiên cứu đưa ra một vài kết luận: nghề giáo là nghề được ưu tiên/ đặc thù ở nhiều quốc gia bởi sứ mệnh đặc biệt quan trọng của giáo viên; nhiều quốc gia ban hành chính sách thu hút học sinh giỏi và áp dụng chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm, cần đưa ra những điều kiện cụ thể để sinh viên cam kết khi nhận hỗ trợ…
  
Nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất khung chính sách với hai nội dung chính: hình thức hỗ trợ (không hoàn lại và có hoàn lại), về mức hỗ trợ: toàn bộ hoặc một phần (50%) hoặc 0% …
  
Như vậy, chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh, sinh viên sư phạm mang tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đến sự nghiệp giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng. Chính sách ra đời là một thay đổi lớn vì vậy cần có lộ trình, đảm bảo các bên liên quan hiểu rõ về chính sách, các nghiên cứu về chính sách nên được tiến hành sớm hơn một bước để hỗ trợ cho cơ quan soạn thảo chính sách…
  
Các thành viên hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu cũng như tính ứng dụng của đề tài, đồng thời đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện các sản phẩm của đề tài.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác