Tổng luận "Phân cấp giáo lý giáo dục và ý nghĩa đối với quản trị: Những khác biệt của bốn nền kinh tế công nghiệp mới nổi ở Châu Á" (lưu hành nội bộ)

10/08/2017 16:55 GMT+7
Người thực hiện: ThS. Vũ Thị Hồng Khanh

"Đối với các cá nhân và cộng đồng xã hội toàn cầu, nhà nước ngày càng có nguy cơ trở nên suy yếu và không như một cuộc dảo thử tới thiên đường... Cộng đồng không cần một nhà nước rộng lớn, cái họ cần là nhà nước vững mạnh và hiệu quả trong quy mô và phạm vi của những chức năng cần thiết.” (Fukyama. 2004, 162).

Trích dẫn trên chỉ ra vấn đề tiến thoái lưỡng nan của quản lý công trong toàn cầu hóa tự do kiểu mới. Những người ủng hộ toàn cầu hóa tự do kiểu mới đã tranh luận về xu hướng phổ biến hiện nay của thị trường hóa toàn cầu như việc bỏ quốc tịch, ranh giới lãnh thổ, hóa giải sự khác biệt giữa các nền chính trị và kinh tế, qua đó nhấn mạnh “quy tắc hệ tư tưởng của thị trường thế giới và kích thích các thể chế có quy mô kinh tế đơn lẻ” (Beck 2000, 9). Những cải tổ thể chế có tính đến cả phúc lợi trên ba mặt trận: ra các quy định cắt, giảm bớt và khuyến mãi về thuế cho khu vực tư nhân bởi tính ưu việt của khu vực tư nhân so với khu vực công cộng xét về hiệu quả, hiệu suất kinh tế trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của xã hội. Và do vậy, thị trường hóa trở thành giải pháp cuối cùng đối với các vấn đề về phân bố xã hội và xây dựng các quy định của khu vực công (Neubauer 2008a).

Tuy nhiên, “vấn đề của nhiều quốc gia trong quá trình giảm thiểu quy mô nhà nước đó là, trong khi giảm dần vai trò nhà nước thì các năng lực mới về quản lý nhà nước vẫn còn yếu hoặc chưa tồn tại” (Fukuyama 2004, 20). Về khía cạnh này, không hẳn việc giảm quy mô chức năng nhà nước sẽ dẫn tới việc quản trị tốt. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997-1998 và vấn đề mà nước Nga và các quốc gia chủ nghĩa xã hội trước gặp phải là những ví dụ về sự có mặt của thể chế quy định đầy đủ trong quá trình tự do hóa (Fukuyama 2004, 23-5). Các quốc gia riêng lẻ vì thế cần suy nghĩ lại về chiến lược quản trị của họ để đẩy mạnh tính cạnh tranh thông qua tự do hóa, mặt khác để duy trì và bảo vệ sự ổn định của thể chế bàng những quy định thích hợp.

Tài liệu này đề cập đến các sáng kiến chính sách nhằm đánh giá và phân tích tầm quan trọng của phân cấp quản lý giáo dục giữa hai phe đổi nhau của bốn nền kinh tế công nghiệp mới nổi (NIEs) tại Đông Á.

Để tham khảo chi tiết tài liệu, xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: tttv@vnies.edu.vn