Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án “Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án “Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội”, Nghiên cứu sinh: Phan Minh Hiền

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SỸ
 
- Tên đề tài: “Phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội”
- Mã số: 62 14 05 01. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
- Nghiên cứu sinh: Phan Minh Hiền
- Người hướng dẫn: GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải và TS. Phan Chính Thức
- Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Những kết luận mới của luận án:
- Để đáp ứng nhu cầu xã hội (NCXH), đào tạo nghề (ĐTN) phải chuyển mạnh từ hướng cung sang hướng cầu, gắn với NCXH; các hoạt động phát triển hệ thống ĐTN cần được điều chỉnh bởi các nội dung quản lý ở tầm vĩ mô để duy trì mối quan hệ cân bằng động giữa ĐTN và NCXH.
- Hệ thống ĐTN đã bắt đầu phục hồi và phát triển. Quy mô ĐTN tăng, chất lượng dần dần được tăng cường. Tuy nhiên, chất lượng nhân lực qua ĐTN chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động; cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng, miền còn bất hợp lý. Những tồn tại trên liên quan trực tiếp đến các bất cập trong quản lý ĐTN ở tầm vĩ mô như: hệ thống thông tin thị trường lao động chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý; mạng lưới cơ sở dạy nghề còn phát triển mất cân đối giữa các vùng, miền; các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa được tăng cường; hoạt động kiểm định chất lượng ĐTN cần phải tiếp tục hoàn thiện; quan hệ hợp tác giữa đào tạo và sử dụng nhân lực chưa được đẩy mạnh.
- Để phát triển ĐTN đáp ứng NCXH, cần thực hiện các giải pháp quản lý ĐTN ở tầm vĩ mô như: Phát triển hệ thống thông tin đào tạo nghề và nhu cầu xã hội; Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề; Quản lý chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội; Xây dựng cơ chế quản lý quan hệ hợp tác đào tạo và sử dụng nhân lực; Nâng cao năng lực quản lý đào tạo nghề. Các giải pháp này nếu được thực hiện một cách đồng bộ sẽ góp phần phát triển ĐTN đáp ứng NCXH, đặc biệt khi Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2011
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
 
1. GS.TSKH. Vũ Ngọc Hải
 
 
2. TS. Phan Chính Thức
 
NGHIÊN CỨU SINH
 
 
 
Phan Minh Hiền

SUMMARY OF NEW CONCLUSION OF THE DISSERTATION
- Dissertation Title: “Developing vocational training to meet needs of society”
- Code: 62 14 05 01. Specification: Educational Administration
- Postgraduate’s name: Phan Minh Hien
- Supervisors’ names: Prof/Dr. Vu Ngoc Hai and Dr. Phan Chinh Thuc
- Institution: Vietnam Institute of Educational Sciences.
New conclusion of the dissertation:
- In order to meet needs of society, vocational training must be shifted from supply to demand direction, closely linked with needs of society. Activities of developing vocational training must be adjusted by macro management contents to maintain balance of the relationship between vocational training and needs of society;
- Vietnam’s vocational training system has begun its recovery and development. The vocational training scope is increasing; its quality is being strengthened. However, the quality of the trained workforce does not satisfy employment demand; the structure of training occupations does not match that of occupations existing in the labor market; the structure of training levels is still not rational. The mentioned problems are related to shortcomings in the macro management; namely: the labor market information system does not satisfy information demand for management timely and sufficiently; the network of vocational institutions is imbalanced among the areas; conditions to ensure training quality have not been strengthened; accreditation activities must be improved; links between training and trained workforce have not been strengthened.
- In order to meet needs of society, it is necessary to perform macro management measures, such as Developing information system of vocational training and needs of society; Planning the network of vocational institutions; Developing the management mechanism for links between training and trained workforce utilization; Enhancing capacities of vocational training management. If these measures are performed synchronously, they will contribute to developing vocational training to meet needs of society, especially when Vietnam begins the stage of industrialization, modernization and international integration.
Hanoi, 4 September 2011
Advisors
1. Prof/Dr. Vu Ngoc Hai
 
2. Dr. Phan Chinh Thuc
Postgraduate
 
 
 
Phan Minh Hien

Tin khác