Thông tin về những kết luận mới của luận án Rèn luyện kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt ở kiểu văn bản tự sự cho học sinh Trung học cơ sở

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án "Rèn luyện kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt ở kiểu văn bản tự sự cho học sinh Trung học cơ sở", Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
 
Tên đề tài: Rèn luyện kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt ở kiểu văn bản tự sự cho học sinh Trung học cơ sở
Mã số:62 14 10 04
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn-Tiếng Việt          
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Những kết luận mới của luận án
- Luận án đã nêu bật được vai trò và sự cần thiết phải rèn luyện kĩ năng (RLKN) kết hợp các phương thức biểu đạt (PTBĐ) ở kiểu văn bản tự sự (VBTS) cho học sinh (HS) Trung học cơ sở (THCS):
- Luận án xác định muốn RLKN kết hợp các PTBĐ ở kiểu VBTS cho HS THCS cần  xây dựng được hệ thống bài tập phù hợp. Hệ thống bài tập mà luận án đề xuất gồm có 2 nhóm bài tập tương ứng cần rèn luyện là: nhóm bài tập kết hợp một PTBĐ ở kiểu VBTS; nhóm bài tập kết hợp từ hai PTBĐ ở kiểu VBTS. Các nhóm bài tập này lại được chia nhỏ thành các loại, kiểu dạng. Trong quá trình miêu tả hệ thống bài tập, luận án đã chỉ rõ mục đích, tác dụng, đặc điểm, cơ chế tạo lập, quy trình... của từng nhóm, loại, kiểu, dạng bài tập.
- Hệ thống bài tập mà luận án đề xuất đã được thực nghiệm ở 9 trường THCS đại diện cho các khu vực thành phố, miền núi, nông thôn thuộc 3 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Thực nghiệm đã chứng minh tính khả thi, tính hiệu quả của hệ thống bài tập mà luận án đã đề xuất.
- Để hệ thống bài tập có thể sử dụng được trong thực tế, luận án còn nêu rõ phương hướng vận dụng hệ thống bài tập vào thực tiễn dạy học văn tự sự trong phân môn Tập làm văn và trong các phân môn khác thuộc môn Ngữ văn ở THCS để từ đó giáo viên có thể sử dụng và tổ chức cho HS thực hiện tốt các bài tập này.
 
Người hướng dẫn khoa học
 
 
 
PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống
Nghiên cứu sinh
 
 
 
Nguyễn Thị Thu Hằng

 

 

SUMMARY OF THE NEW CONCLUSIONS OF
THE DOCTORAL THESIS
 
Thesis topic: Practice on skills in co-ordination with the mode of expression in narrative text for secondary school students.
Code: 62 14 10 04
Major: Theory and methods of teaching Literature - Vietnamese
Author name: Nguyen Thi Thu Hang
Advisor: Prof. Dr. Do Ngoc Thong
Training centre: The Vietnam Institute of Educational Sciences
NEW CONCLUSIONS
- The thesis has highlighted the role and the need for training skills combines the methods of expression in narrative text for secondary school students.
- The thesis determined that there is a need to build a suitable exercise system if we want to train skills in coordination with the modes of expression in narrative text for secondary school students. Exercise system that the thesis proposed consists of 2 appropriate exercise groups need to be trained as follows: exercise group combines a style of expression in narrative text ; exercise group combines from two modes of expression in narrative text. The exercise groups were again divided into categories, type. During description process of exercise system, the thesis has pointed out purposes, effects, characteristics, mechanisms to create, process ... of each group, type, model.
- There has been an experiment in nine secondary schools representing urban, mountainous and rural areas of three provinces: Thai Nguyen, Tuyen Quang, Bac Kan in the exercise system that the thesis proposed. Experiment demonstrated the feasibility and effectiveness of the exercise system proposed by the thesis.
- The thesis specified the direction to apply the system to practical teaching narrative text in writing subject and other subjects in Literature in secondary schools so that the exercise system can be used in practice and from this teachers can use and organize for students to implement these exercises successfully.
 
 
Advisor
 
 
 
Prof.Dr. Đỗ Ngọc Thống
PhD Student
 
 
 
Nguyễn Thị Thu Hằng

Tin khác