Thông tin luận án: “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Giang

06/05/2021 14:24 GMT+7
Thông tin luận án: “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực”; Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục; Mã số: 9 14 01 02

1. Tên luận án: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

2. Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục              Mã số: 9 14 01 02

3. Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Giang   

4. Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Dục Quang

2. PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền

5. Cơ sở đào tạo: Viện khoa học giáo dục Việt Nam

Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

Đóng góp về mặt học thuật, lí luận

Luận án là một công trình khoa học chuyên sâu, có hệ thống về năng lực tự học và các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm, kết quả nghiên cứu có những điểm như sau:

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực. Hệ thống hóa lại một số các thuộc tính cấu trúc của năng lực tự học và các yếu tố bên ngoài của năng lực tự học của Đại học Sư phạm; Một số cách thức phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án đánh giá thực trạng năng lực tự học và phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm từ đó hoàn thiện hệ thống các biện pháp phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Đại học Sư phạm.

Kết luận chính và đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Năng lực tự học chính là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng và thái độ để đưa ra quyết định có trách nhiệm và có hành động phù hợp với việc học của bản thân. Năng lực tự học bao gồm các thành tố: kỹ năng nhận thức, kỹ năng siêu nhận thức và kỹ năng tình cảm. Phát triển năng lực tự học chính là sự thúc đẩy, khuyến khích người học tò mò, tự tin và tự lực để hình thành, tiệm cận và thuần thục các kĩ năng nhận thức, siêu nhận thức phục vụ cho việc học của bản thân. Người học sẽ vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để đưa ra các quyết định có trách nhiệm và có hành động phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân.

Đề tài đề xuất sáu biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực gồm: Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho Đại học Sư phạm để xác định phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp; Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua dạy học giải quyết vấn đề; Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua dạy học dựa vào dự án; Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào tổ chức giảng dạy qua ứng dụng Elearning; Hướng dẫn sinh viên phát triển các năng lực tự học thông qua các bài tập bổ trợ.

Muốn phát triển của năng lực tự học cần tập trung phát triển mạnh mẽ kĩ năng Suy ngẫm về những điều đã học (Reflection on Subject Matter) từ đó sẽ thúc đẩy nhóm kĩ năng siêu nhận thức phát triển sẽ giúp sinh viên hình thành kiến thức mới trên cơ sở biết rõ những điều mình hiểu, quan trọng hơn sinh viên biết những điều mình chưa hiểu. Chính điều này giúp sinh viên suy ngẫm về các điều đã học, đã làm và cải thiện các kĩ năng khác đạt hiệu quả cao hơn.

Nghiên cứu thực tiễn của đề tài chỉ ra giảng viên đã sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực tuy nhiên mục đích nhằm phát triển năng lực tự học chưa nhiều, hơn nữa việc vận dụng phương pháp, hình thức dạy học tích chưa theo một quy trình thống nhất thường giải quyết vấn đề từ giáo viên khi nội dung giảng dạy quá nhiều. Hiệu quả việc vận dụng phương pháp, hình thức dạy học tích cực theo tiếp cận dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên chỉ mang lại từ mức ít hiệu quả đến hiệu quả bình thường.

Qua khảo sát cũng cho thấy năng lực tự học của sinh viên dựa trên tự đánh giá và đánh giá của giảng viên chỉ nằm ở mức tiệm cận với hầu hết các kĩ năng chỉ đạt mức độ bắt đầu gộp các bước (thao tác) của kĩ năng này vào với nhau và bước đầu sinh viên có thể tự sửa lỗi của mình, một số sinh viên đã đạt mức không còn cần sự trợ giúp để sử dụng kĩ năng trong những tình huống quen thuộc.

Thực nghiệm sư phạm khẳng định: tính khả thi về bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của sinh viên; Việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực đi từ phân tích rõ năng lực tự học của sinh viên, từ đó lên kế hoạch và chuẩn bị học liệu rèn luyện các kĩ năng tự học cùng với việc đẩy phát triển khả năng lập luận khoa học, tư duy sáng tạo và tự đánh giá giúp sinh viên phát triển năng lực tự học một cách bền vững đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời.

1.            Thesis’s name: Developing independent learning skills for student teachers using the positive teaching approach

2.            Major: Analysis and History of Education.          Code: 9140102

3.            PhD Student’s name: Nguyen Duc Giang.         Course: 2013

4.            Supervisor Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Duc Quang.  Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Vu Bich Hien

5.            Training institution: The Vietnam National Institute of Educational Sciences

 

6.            New contributions to the literature, new conclusions drawn from analysis results and surveys

New contributions to the literature

The thesis is an intensive and systematic scientific work on self-study capacity and self-study capacity development measures for pedagogical university students, the research results have the following points:

The research results of the thesis contribute to the literature on self-study capacity and develop self-studying capacity according to the positive teaching approach. Re-systematizing some of the structural attributes of self-study capacity and external factors of self-study capacity of Pedagogical University; Some methods are to develop self-learning competencies with positive teaching approaches.

Research results in the field assess the current situation of self-study capacity and its development for student teachers, thereby completing the system of self-study capacity development measures according to the positive teaching approach, contributing to improving the quality of training at Pedagogical Universities.

Main conclusions and recommendations drawn from research results

Self-study capacity is the application of knowledge, skills, and attitudes to make responsible decisions and take action to improve their own learning. Self-study capacity includes cognitive skills, metacognitive skills, and emotional skills. Developing self-learning capacity is to motivate learners to be curious, confident, and self-reliant to form, practice, and master cognitive and metacognitive skills for their own learning. Learners will use their knowledge, skills, and attitudes to determine responsibly and act in accordance with their own learning needs.

The topic proposes six measures to develop self-study capacity for pedagogical University students with the positive teaching approach, including building self-study capacity assessment tools for Pedagogical University to determine methods, suitable forms of positive teaching, organizing the development of self-studying capacity for pedagogical university students through problem-solving teaching, developing self-study capacity for pedagogical university students through project-based teaching, applying the flipped classroom method and teaching via Elearning applications; instructing students to develop self-study competencies through complementary exercises.

To develop self-learning competencies, it is necessary to focus on strongly developing the skills “Reflection on Subject Matter”, thereby promoting metacognitive skills, which will help students obtain new knowledge as well as gain more understanding about learned theories. It helps students reflect on what they have learned, and improve other skills.

Research findings in the field show that lecturers did use positive teaching methods and forms yet with little intention to improve self-study capacity. Moreover, the application of teaching methods and forms does not follow a uniform process. For example, problems are often solved for teachers when the teaching content is too much. The effectiveness of applying positive teaching methods and forms to develop self-study capacity only is of low level of efficiency to normal efficiency.

The survey also shows that students' self-study capacity based on self-assessment and lecturers' assessment is only at the level of approaching most skills and the level of starting to combine different skills together. Students start to know how to correct their own mistakes, Some students have reached the level where they no longer need assistance to use the skills in familiar situations.

Pedagogical experiment confirms the feasibility of a framework to assess students' self-study capacity; the application of measures to develop self-learning capacity according to positive teaching approach includes analyzing students' self-learning capacity, thereby planning and preparing materials to practice self-study skills, and developing scientific reasoning, creative thinking, and self-assessment skills help students develop their ability to learn in a sustainable way to meet lifelong learning requirements.

Tin khác