Seminar khoa học “Dạy và học về Holocaust”

24/02/2022 17:15 GMT+7
Chiều ngày 24/02/2022, tại hội trường C53, Viện KHGD Việt Nam phối hợp với Đại Sứ quán Israel tại Việt Nam và Yad Vashem tổ chức buổi seminar khoa học với chủ đề “Dạy và học về Holocaust” ở cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Đến dự buổi seminar, về phía các đối tác có ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam, bà Richelle Bud Caplan, Trường Quốc tế nghiên cứu về Holocaust, Yad Vashem. Về phía Viện, có ông Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đại diện các phòng chức năng, các cán bộ nghiên cứu, giáo viên cùng các em học sinh quan tâm tham dự.
  
 Ông Lê Anh Vinh phát biểu khai mạc tại hội trường
  
Phát biểu khai mạc buổi seminar, ông Lê Anh Vinh cảm ơn sự hợp tác của Đại Sứ quán Israel tại Việt Nam, Yad Vashem về việc hoạt động ngày hôm nay. Holocaust là tên gọi cuộc thảm sát của phát xít Đức đối với người Do Tái. Nó cho thấy một minh chứng điển hình về tội ác của con người đã gây ra. Ông cho rằng buổi thảo luận này là một cơ hội nhằm tưởng nhớ đến nạn nhân của Holocaust, đồng thời cũng là cơ hội hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu phác hoạ kế hoạch đưa các thông điệp giáo dục nhằm ngăn chặn những sự kiện tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
  
Ông Lê Anh Vinh và ông Nadav Eshcar thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của Holocaust
  
Trao đổi thêm về Holocaust, ông Nadav Eshcar cho biết đây là sự kiện mang tính phổ quát không chỉ đối với người dân Israel mà còn đối với toàn bộ người Do Thái trên thế giới. Thảm họa này đã trở thành sự cảnh báo đối với toàn nhân lại, nhắc nhở chúng ta cần thực hiện các hoạt động giáo dục đề ngăn chặn các sự kiện tương tự. Đến dự ngày hôm nay có các chuyên gia của Trường Quốc tế nghiên cứu về Holocaust, là đơn vị nghiên cứu nổi bật nhất ở lĩnh vực này, chia sẻ và sẵn sàng hợp tác với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đưa các nội dung liên quan đến Holocaust giới thiệu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
  
Các đại biểu tham gia tour thực tế ảo do Dr. David Deutsch hướng dẫn
  
Để có cái nhìn rõ hơn về Holocaust, Dr. David Deutsch, Yad Vashem dẫn các đại biểu tham gia một tour thực tế ảo dựa trên các câu chuyện lịch sử theo góc nhìn từ hai phía, góc nhìn của Phát xít Đức và góc nhìn của nạn nhân Do Thái, thông qua các hiện vật, sự kiện và nhân chứng lịch sử.
  
Tiếp đến, giới thiệu về việc dạy học Holocaust ở Israel, TS. Noa Mkayton trình bày các cách tiếp cận giảng dạy của Yad Vashem, bao gồm cách tiếp cận ký ức của các nạn nhân, hệ thống tài liệu, hoạt động nghiên cứu, hoạt động giáo dục.
  
Ở phần thảo luận, các đại biểu tham dự cùng trao đổi các vấn đề liên quan đến về tư tưởng bài Do Thái, là tiền đề cho sự kiện Holocaust. Bên cạnh đó, hiện tượng “chối bỏ Holocaust” cũng đc quan tâm. Ngoài ra, các chuyên gia của Trường Quốc tế nghiên cứu về Holocaust cũng giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo, các khóa học, chương trình học trực tuyến về Holocaust.
  
Chia sẻ tại seminar, bà Rena Quint, một người sống sót sau thảm họa Holocaust, kể lại câu chuyện của mình và gia đình.
  
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam