Nghiệm thu đề tài “Xu thế quản lý nhà trường phổ thông của một số nước công nghiệp hóa”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 23/10/ 2013, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Xu thế quản lý nhà trường phổ thông của một số nước công nghiệp hóa”, mã số V2012-22, do TS. Vương Thanh Hương làm chủ nhiệm. Kết quả nghiệm thu đạt loại Tốt

 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu xu thế quản lý nhà trường phổ thông của một số nước công nghiệp hóa đầu thế kỷ 21 để đề xuất các bài học tham khảo cho quản lý nhà trường phổ thông Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Kết quả nghiên cứu:
     Báo cáo đã nêu được một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Xu thế quản lý nhà trường phổ thông được nghiên cứu trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra nhiều thách thức đối với GDPT nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng. Xu thế chung về quản lý nhà trường phổ thông ở các nước công nghiệp hóa là phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ cho nhà trường. Nghiên cứu đã đưa ra các bài học tham khảo cho quản lý nhà trường phổ thông VN như: (i) Kế thừa và phát huy các giá trị lịch sử trong phát triển giáo dục, tuy nhiên phải tiếp cận và bước kịp xu thế đổi mới trong GDPT hiện nay; (ii) Cấu trúc và mục tiêu của GDPT thay đổi dẫn đến cần thay đổi cách thức quản lý; (iii) Sự tham gia của các lực lượng xã hội vào quản lý nhà trường và (iv) Các chiến lược tài chính.

Kết luận
     Xu hướng phân quyền/phi tập trung hóa trong quản lý nhà trường phổ thông vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu hiện nay ở nhiều quốc gia. Vấn đề này vẫn là những thách thức đối với nhiều quốc gia trong quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực và trách nhiệm ở các cấp quản lý (cấp quốc gia, địa phương và nhà trường). Phân cấp quản lý giáo dục ít nhiều phản ánh các vấn đề, các quyết định mang tính chính trị và chúng dựa trên các mục tiêu mà từng quốc gia muốn hướng tới như: hiệu quả sử dụng nguồn lực, sự tích hợp văn hóa và xã hội, các chuẩn mực cao hơn mà từng quốc gia muốn đạt được trong phát triển giáo dục phổ thông. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục phổ thông Việt Nam nên học hỏi có lựa chọn để phát huy được các thành tựu, duy trì và bảo tồn nền tảng giáo dục, văn hóa, xã hội tích cực của Việt Nam nhưng cũng học hỏi được các kinh nghiệm tiên tiến của các quốc gia phát triển, đặc biệt lĩnh vực quản lý giáo dục.

Tin khác