Nghiệm thu đề tài "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia công nghiệp mới"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 21/10/2014, Viện KHGD VN tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia công nghiệp mới" Mã số: V2013-16, do TS. Nguyễn Thị Thu Mai làm chủ nhiệm.

 Mục tiêu nghiên cứu:  Xác định một số bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực quốc gia cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc và Trung Quốc Tính mới và sáng tạo: Xác định, tổng kết một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển nhân lực của các quốc gia tham khảo để vận dụng tại Việt Nam. Đặc biệt là kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia 
Kết quả nghiên cứu:
     - Đề tài đã
tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế về phát triển nguồn nhân lực quốc gia của một số nước công nghiệp mới; phân tích một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực quốc gia và một số nội dung liên quan.
     - Đề tài phân tích tình hình phát triển nhân lực quốc gia ở Hàn Quốc và Trung Quốc, đánh giá các cách thức, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế của các quốc gia này trong quá trình phát triển nguồn nhân lực và xác định bài học kinh nghiệm để vận dụng ở Việt Nam như sau:
     1/Nguồn nhân lực luôn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia nên phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm, chú trọng;
     2/Việc phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó giáo dục đào tạo luôn được các quốc gia coi trọng, theo đó các quốc gia tham khảo không ngừng cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo theo hướng tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế;
     3/Việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia phải đảm bảo được sự phối kết hợp giữa các thành phần liên quan; tính đa dạng trong phương thức phát triển nguồn nhân lực; tính công bằng thông qua việc chọn lựa những chương trình, hành động nhằm mang lại lợi ích tối đa cho sự phát triển chung theo những mục tiêu đã được xác định;
     4/Các chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực quốc gia không phải lúc nào cũng mang lại thành công như dự kiến, vì vậy, công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển 

Vương Hồng Hạnh

Tin khác