Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện” Nghiên cứu tổ chức dạy học chương trình tiếng chữ Mông ở trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông”

13/12/2022 09:02 GMT+7
Ngày 12/12/2022, tại phòng họp A4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hồi đồng Đánh giá nghiệm thu đề tài KH & CN cấp Viện “Nghiên cứu tổ chức dạy học chương trình tiếng chữ Mông ở trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông”, mã số V2021-22 do ThS. Đào Hồng Minh chủ nhiệm.

 
Hội đồng nghiệm thu đề tài
  
Thay mặt nhóm nghiên cứu, ThS. Đào Hồng Minh cho biết mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng nhu cầu học tiếng chữ Mông của học sinh tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông. Từ đó đề xuất, khuyến nghị giải pháp tổ chức dạy học tiếng, chữ Mông cho học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông.
 
Các phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm:
 
- Hồi cứu, phân tích các tài liệu, văn bản, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về GD về tổ chức dạy học tiếng dân tộc nói chung và tiếng Mông nói riêng cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông
- Nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức dạy học tiếng dân tộc nói chung và tiếng Mông nói riêng cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông
- Điều tra khảo sát: bằng phiếu câu hỏi khảo sát về tổ chức dạy học tiếng Mông cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, quan sát, thảo luận, phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lí giáo duc có kinh nghiệm về các vấn đề có liên quan đến tổ chức dạy học tiếng Mông ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác tổ chức dạy học tiếng Mông cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
  
Đề tài đã xác định được những vấn đề lí luận về học tiếng chữ Mông của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở; đánh giá thực trạng nhu cầu học tiếng chữ Mông của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông; và đề xuất giải pháp tổ chức dạy học tiếng chữ Mông cho học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở vùng dân tộc Mông.
  
Căn cứ vào các kết quả điều tra, thăm dò, nhóm đề tài đề xuất việc tổ chức dạy học môn tiếng Mông ở cấp Tiểu học và THCS cần xác định/nhận thức rõ các yếu tố sau: (i) Mục đích dạy học tiếng Mông; (ii) Mục tiêu môn tiếng dân tộc (tiếng Mông) cấp Tiểu học và THCS trong chương trình giáo dục phổ thông 2018; (iii) Đối tượng học tiếng Mông; (iv) Vị trí và hình thức dạy học; (v) Nội dung và phương pháp dạy học (theo tinh thần đổi mới, tinh giản và thiết thực, tập trung vào 2 mặt ngôn ngữ và văn hóa, cập nhật các phương pháp dạy học thực hành ngôn ngữ hiện đại của thế giới); (vi) Thời gian thực học; (vii) Kế hoạch dạy học; (viii) Đánh giá.
  
Các thành viên hội đồng đánh giá nghiên cứu là có tính mới và sáng tạo, dựa trên đánh giá thực trạng và kiến nghị về việc tổ chức dạy học tiếng Mông cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học và trung học cơ sở ở vùng Mông trong giai đoạn mới; và nâng cao chất lượng dạy tiếng dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề tài được đánh giá đạt.
  
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam

Tin khác