Những kết luận mới của luận án tiến sĩ "Bồi dưỡng năng lực khám phá cho sinh viên trong dạy học toán cao cấp ở các trường cao đẳng khối Kinh tế - Kỹ thuật"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Những kết luận mới của luận án tiến sĩ "Bồi dưỡng năng lực khám phá cho sinh viên trong dạy học toán cao cấp ở các trường cao đẳng khối Kinh tế - Kỹ thuật", nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hiến

THÔNG TIN TÓM TẮT
VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
 
Tên đề tài: Bồi dưỡng năng lực khám phá cho sinh viên trong dạy học toán cao cấp ở các trường cao đẳng khối Kinh tế - Kỹ thuật
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 62 14 10 01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hiến
Người hướng dẫn:  1. TS Trần Văn Vuông
                                 2. TS Trần Đình Châu
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
Những đóng góp mới của luận án:
       - Hệ thống hóa và trình bày nghiên cứu tổng quan các vấn đề: năng lực, năng lực toán học, năng lực sáng tạo, năng lực trí tuệ của học sinh – sinh viên trong học tập dưới góc nhìn của tâm lý học và toán học.
       - Luận án đề cập đến thuật ngữ khám phá, hoạt động khám phá và quá trình khám phá, từ đó đi đến một định nghĩa tường minh về năng lực khám phá của học sinh – sinh viên trong học tập. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất, cấu trúc, những đặc điểm và biểu hiện đặc trưng, mối liên hệ với các dạng năng lực khác của năng lực khám phá, trên cơ sở đó đi đến sự phân biệt tương đối giữa năng lực khám phá, năng lực kiến tạo, năng lực giải quyết vấn đề,...
       - Luận án đưa ra phương pháp đánh giá mức độ năng lực khám phá thông qua hệ số khám phá (đánh giá định lượng) và các tham số (đánh giá định tính) như là: N (nhu cầu nhận thức), T (mức độ tích cực), S (mức độ sáng tạo biểu hiện ở phẩm chất trí tuệ), ,, (thứ tự là tri thức cần thiết, tri thức đã có, tri thức được khám phá và tri thức được lĩnh hội) trong một nội dung bài học.
       - Luận án đề cập đến hai phương pháp dạy học tích cực liên quan trực tiếp đến hoạt động khám phá đó là dạy học kiến tạo và dạy học khám phá, trình bày các khái niệm cơ bản, đặc điểm, lợi thế,... cũng như ý nghĩa đối với việc phát triển năng lực khám phá của các phương pháp dạy học đó.
       - Luận án đã trình bày sự phát triển trí tuệ và tư duy, đặc điểm hoạt động học tập và đào tạo nghề nghiệp của sinh viên khối các trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, những định hướng cơ bản đổi mới phương pháp dạy học ở đại học hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất 2 nhóm gồm 7 biện pháp sư phạm bồi dưỡng năng lực khám phá cho sinh viên thông qua dạy học Toán cao cấp.
       - Đã dạy học một số bài học thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã xây dựng tại hai cơ sở đào tạo khác nhau.
       - Kết quả nghiên cứu của luận án cũng mở ra một số hướng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực khoa học giáo dục nói chung và giảng dạy toán học ở nhà trường nói riêng. Chẳng hạn như vấn đề đặc điểm phát triển năng lực khám phá theo lứa tuổi, nghiên cứu về tư duy khám phá, phương pháp khám phá trong dạy học, nghiên cứu những khó khăn sư phạm trong dạy học khám phá,...
                                                                         Ngày 20 tháng 12 năm 2011
           Cán bộ hướng dẫn                                 Nghiên cứu sinh
 
 
 
       TS TRẦN ĐÌNH CHÂU                     NGUYỄN VĂN HIẾN
 
 
SUMMARY INFORMATION
  ON THE N
EW
CONCLUSION OF DOCTORAL THESIS
 
Name of project: Forstering discovery capacity for teaching students in Advanced Mathematics at Economics - Technical colleges
Specialization: Theory andmethodsofteachingmathematics
Code:             62 14 10 01
PhD student:            Nguyen Van Hien
The guides:               1. Dr Tran Van Vuong
                                    2. Dr Tran Dinh Chau
Training facility: Vietnam Institute ofScience and Education
The new contributions of the thesis:
            - Systematize and present an overview research of the problems: capacity, mathematical capacity, creative capacity, intellectual capacity of students in studying perspectively of psychology and mathematics.
            - The thesis refers to the termof discovery, discovery activities and discovery process,then leads to an explicit definition of students' discovery capacity in studying. The results of the these contribute to elucidate the nature, structure, characteristics and specific expressions, relation to other forms of discovery capacity, based on that leading to relative discriminationbetween discovery capacity, creation capacity, problem-solving capacity,…
            - The thesis offers assessment methods to discovery capacity throughthediscovery coefficient (quantitative assessment) and parameters (qualitative assessment) such as: N (cognitivedemand), T (the level of awareness), S (degree of creative expressed in the intellectual quality), ,,, (the orderis necessary knowledge, available knowledge, discovered knowledge and perceived knowledge) inalesson content.
            - The thesis refers to two methods of active teaching directly relatedto discovery activities: creation teaching and discovery teaching, presents the basic concepts, characteristics, advantages,as well as implications for the development of discovery capacity of these teaching methods.        
            - The thesis presents the development of wisdom and thinking, characteristics of learning activities and professional training of students at Economics - Technical colleges, the basic directions to innovateteaching methodsin collegenow, the thesis proposes two sets of seven pedagogical measures to develop and improve students’ self - discovering capacity in teaching advanced Mathematics.
            - Taught someexperimental lessons totestthe feasibility, effectiveness of teaching methods developed at two different institutions.
            - The results of theses studies also open up some important research in the field of science and education in general and mathematics teaching in schools in particular, such as capacity development characteristics explored by age, thinking research of discovery thinking, explore methods of teaching, and difficulties in discovery teaching, ...
                                                                                                       
                                                                                 December 20th, 2011
            GuidanceStaff                                                PhD student
 
 
 
 
       TRAN DINH CHAU                              NGUYEN VAN HIEN