Thông tin luận án: "Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 9 trong môn Ngữ văn" của NCS Trần Thị Kim Dung

19/12/2019 10:23 GMT+7
Thông tin luận án: "Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 9 trong môn Ngữ văn"; Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Văn - Tiếng Việt; Mã số: 9 14 01 11

Tên luận án: Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 9 trong môn Ngữ văn

Chuyên ngành: Lí luận và PPDH Bộ môn Văn - Tiếng Việt  -  Mã số: 9 14 01 11

Nghiên cứu sinh: Trần Thị Kim Dung   Khóa đào tạo: 2014 - 2018

Cán bộ hướng dẫn: 1) PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân  2) PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Về mặt lí luận: Luận án đã phân tích và hệ thống được những vấn đề lí luận cơ bản về đánh giá, chú trọng đến quan điểm đánh giá phát triển; đánh giá năng lực đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực, các công cụ được sử dụng để đánh giá năng lực đọc hiểu ở cả hai hình thức ĐGTX (Câu hỏi, bài tập, Lời nhận xét, Phiếu quan sát, Phiếu hỏi, Hồ sơ học tập) và ĐGĐK (đề kiểm tra, bài tập nghiên cứu). Những công cụ này được phân tích kĩ trên các phương diện khái niệm, công dụng, các kiểu loại. Luận án đã đề xuất chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu của HS lớp 9 dựa trên yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, bao gồm chuẩn chung cho cả ba dạng văn bản và chuẩn cụ thể cho từng dạng văn bản mà HS được học), mỗi chuẩn được đề xuất ba mức để có sự phân hóa với từng dạng câu hỏi.

2. Về thực tiễn: Luận án đã khảo sát thực tiễn để tìm hiểu nhận thức của GV về đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, đánh giá năng lực đọc hiểu của HS, các bộ công cụ được GV sử dụng để đánh giá năng lực đọc hiểu của HS lớp 9; chỉ ra những kết quả và bất cập của phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu. Để khắc phục những bất cập này, luận án đã xác định những công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu cần được sử dụng trong hai hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; đề xuất quy trình, cách thức xây dựng, sử dụng một số bộ công cụ. Sau đó tiến hành nghiên cứu xây dựng minh họa một số bộ công cụ ĐG tương ứng với hai hình thức ĐGTX và ĐGĐK; phân tích kĩ đặc điểm của mỗi bộ công cụ; hướng dẫn cách vận dụng trong thực tiễn dạy học; đưa ra những lưu ý giúp GV có thể sử dụng các bộ công cụ này một cách thuận lợi.

 3. Tính khả thi của giả thuyết khoa học mà luận án nêu ra được thể hiện qua phần thử nghiệm sư phạm ở 3 trường THCS thuộc 3 vùng miền khác nhau (Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội). Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy các bộ công cụ đề xuất đã đáp ứng được những tiêu chí cơ bản, được GV và HS đón nhận; kết quả xử lí thông tin đặt trong mối quan hệ giữa bài kiểm tra và phiếu quan sát cũng ghi nhận độ tin cậy, sự phù hợp của các cong cụ thử nghiệm. Một số kết quả (dù còn khiêm tốn) mà chúng tôi đã đạt được là cơ sở để khẳng định việc vận dụng đa dạng các bộ công cụ trong cả hai hình thức ĐGTX, ĐGĐK là hoàn toàn phù hợp với cả GV và HS, có thể từng bước sử dụng, rút kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng.

GENERAL INFORMATION OF THE DOCTORAL THESIS

Name of thesis: Developing a number of assessment tools for grade-9 students’ reading competency in Literature

Major: Theory and Methodology of Literature - Vietnamese Language Teaching -  Code: 9 14 0111

Ph.D. Candidate: Tran Thi Kim Dung                Course: 2014 - 2018

Supervisors: 1) Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Hong Van

                      2) Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Hanh

Training institute: The Vietnam National Institute of Education Sciences

SUMMARY OF NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

1. Theoretically: The thesis analyzed and systematized the underlying theoretical issues in terms of assessment, focusing on the perspective of development assessment; assessed the reading competency in accordance with competency development orientation, the assessment tools for the reading competency in two manners, which are continuous assessment (Questions, exercises, Comments, Observation slips, Questionnaire, Academic records) and periodical assessment (tests, research assignment). These tools were thoroughly analyzed in terms of concept, uses, and types. The thesis outlined a proposal for the assessment standards for grade-9 students’ reading competency on the basis of the requirements of the 2018 Literature General Education Programme, including general standards for three genres of text and specific standards for each genre that students study), each standard was proposed with three levels for the purpose of differentiation for each question type.

2. Practically: A practice survey was conducted to understand teachers’ awareness of assessment innovation in accordance with competency development orientation, assessment of students’ reading competency, tools used by teachers to assess grade-9 students’ reading competency; the results and drawbacks of the method of testing, assessing reading competency were also discovered. To overcome these drawbacks, the assessment tools for the reading competency requiring the use of continuous assessment and periodical assessment manners were identified; procedure, method to develop and use a number of assessment tools were proposed. Consequently, research was conducted to illustrate a number of assessment tools corresponding to the continuous assessment and periodical assessment manners; the characteristics of each tool were thoroughly analyzed; the method to apply in practical teaching was instructed; and recommendations helping teachers use the tools conveniently were offered.

 3. The feasibility of the scientific hypothesis raised by the thesis was shown through the pedagogical experiment at 3 secondary schools of 3 different regions (Thai Nguyen, Quang Ninh, Ha Noi). The initial test result revealed that the proposed tools satisfied the basic criteria and were welcomed by teachers and students; the information processing result in the relationship between tests and observation slips also recorded the reliability, suitability of the experimental tools. The achieved results (despite still being modest) laid the foundation to affirm that the adoption of various tools in continuous assessment, periodical assessment manners was totally suitable for both teachers and students, could be implemented step by step, learned from experience for large-scale deployment.

Thông tin chi tiết

Tin khác