Thông tin luận án: "Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực” của NCS Nguyễn Thị Huyền

17/02/2020 09:44 GMT+7
Thông tin luận án: "Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị nhân lực”; Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 9 31 04 01

Tên luận án: Định hướng giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên chuyên ngành

 quản trị nhân lực 

Tên chuyên ngành: Tâm lý học                        Mã số : 9 31 04 01

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huyền               

Khóa đào tạo : 2016

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh;

                                                  2. TS Hoàng Gia Trang

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Về mặt lý luận: Từ lý luận về văn hóa, giá trị, định hướng giá trị, văn hóa công nghiệp, luận án đã xây dựng hệ thống các giá trị văn hóa công nghiệp để đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện định hướng giá trị VHCN của sinh viên.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án:

Thứ nhất, Có chín biểu hiện định hướng giá trị VHCN của SV chuyên ngành QTNL như: trung thực, hợp tác, tôn trọng kỷ cương, tôn trọng sự cam kết, lập kế hoạch có tính khoa học, coi trọng hiệu quả, khả năng thích ứng, tư duy có tính phản biện, tôn trọng tri thức là những giá trị nghề nghiệp quan trọng giúp SV hội nhập trong thời kỳ mới.

Thứ hai, kết quả thực trạng và tác động thực nghiệm đã chỉ ra bản chất của quá trình định hướng thông qua ba giai đoạn: Chủ thể nhận thức được ý nghĩa, vai trò giá trị; chủ thể lựa chọn những giá trị phù hợp; và cuối cùng là chủ thế thể hiện hành vi thông qua việc nỗ lực chiếm lĩnh giá trị đó, biến giá trị đó thành giá trị của mình. Biểu hiện định hướng giá trị VHCN của sinh viên chuyên ngành QTNL tốt thể hiện ở nội dung sinh viên tôn trọng kỷ cương, tôn trọng sự cam kết. Tuy nhiên nội dung của sự trung thực và hợp tác còn hạn chế. Đặc biệt khi tác giả kiểm định hồi quy tuyến tính cho thấy, xu hướng biến đổi của giá trị này mạnh đến định hướng giá trị VHCN của sinh viên chuyên ngành QTNL trong thời kỳ mới.

 Thứ ba, yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan đến biểu hiện định hướng giá trị VHCN như: động cơ học tập, nhu cầu học tập, tính tích cực, chủ động tự giác của sinh viên. Trên cơ sở kết quả đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao định hướng giá trị VHCN của sinh viên chuyên ngành QTNL./.

 

Theme topic: Orientation industrial cultural values of Human Resource Management specialized students      

 Major: Psychology              Code: 9 31 04 01

Researcher: Ph.D Nguyen Thi Huyen

 Lecturer: Assoc. Prof. Dr.  Nguyen Thi My Trinh; Dr Hoang Gia Trang

The Vietnam National Institude of Educational Sciences

New contributions in terms of learning and reasoning

Theoretically: From theoretical issues about culture, values, value orientation, industrial culture, the dissertation has built a system of industrial cultural values to assess the status of the level of expression’s the orientation industrial culture value.

New findings and proposals are drawn from the dissertation's research results:

Firstly, there are nine values for HRM students such as: Respect for knowledge;Critical thinking;The ability to adapt to change;Scientificplan;Appreciate efficiency;Honesty;Collaboration;Respect discipline;Respect commitment.

Second, the actual results and experimental sciences impacts have shown the nature of the orientation process through three periods: The subject is aware of the meaning, the value role; the subject selects the appropriate values; and finally the subject effort to achieve that values. Expression of the orientation of industrial cultural value of HRM students is provides in the content of students respecting discipline and commitment. However, the content of honesty and cooperation is limited. Especially when the author of linear regression testing showed that the trend of change of this value tends to strongly change to the orientation of industrial cultural value’s HRM specialized students in the integration period.

Thirdly, Subjective factors influence more strongly than objective factors related to the manifestation of industrial cultural values such as learning motives, learning needs, activeness, self-discipline of students. Based on these results, the author proposes solutions to improve the orientation of industrial cultural value of HRM students./.

Tin khác