Thông tin luận án: “Phát triển đôi ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Loan

07/12/2021 16:16 GMT+7
Thông tin luận án: “Phát triển đôi ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”; Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 9 14 01 14

1.   Tên luận án : Phát triển đôi ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

2.   Tên chuyên ngành và mã số: Quản lý giáo dục, Mã số  9.14.01.14

3.   Tên nghiên cứu sinh và khóa đào tạo: Nguyễn Thị Thanh Loan, Khóa 2015

4.   Chức danh khoa học, học vị, tên người hướng dẫn

CBHD1: PGS.TS Vương Thanh Hương

CBHD2: PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan

5.   Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

6.   Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.

6.1.         Những đóng góp về lý luận:

Góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc thêm lý luận về phát triển đội ngũ THCS theo tiêu chuẩn CDNN để thực hiện tốt các chính sách nâng cao chất lượng GV theo hướng công bằng, theo năng lực, vị trí việc làm.

Đề xuất được tiêu chí đánh giá, sàng lọc GV THCS theo từng hạng CDNN, đảm bảo khách quan, thể hiện được đặc thù của viên chức ngành GD thủ đô, làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn CDNN. 

Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GV THCS theo tiêu chuẩn CDNN phù hợp với thực tiễn, đặc thù của Hà Nội.

6.2.         Những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GV THCS theo tiêu chuẩn CDNN phù hợp với thực tiễn của Hà Nội;

Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp gắn với chiến lược phát triển của nhà trường và giáo dục địa phương, trong đó điểm mới là công tác quy hoạch cần được coi trọng, làm bài bản, có sự phân cấp, phân quyền và phải xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của nhà trường và địa phương nhằm đáp ứng được chiến lược phát triển nhà trường và giáo dục địa phương;

Tổ chức tuyển dụng đội ngũ GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, trong đó điểm mới là việc tuyển dụng cần được thực hiện tuyển dụng theo đợt với tất cả các hạng chức danh nghề nghiệp (cả hạng I, hạng II, hạng III). Việc tuyển dụng này xuất phát từ nhu cầu của của nhà trường, các tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn, tiêu chí của từng hạng chức danh nghề nghiệp, việc tuyển dụng đối với giáo viên THCS cũng cần có sự phân cấp.

Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu của hạng CDNN gắn với chuẩn nghề nghiệp, điểm mới của giải pháp là thực hiện lồng ghép việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh với bồi dưỡng thường xuyên theo chuẩn nghề nghiệp, và trọng tâm là bồi dưỡng thường xuyên, tại nhà trường.

Xây dựng quy định kiểm tra nội bộ dựa trên tiêu chuẩn CDNN GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó xây dựng tiêu chí kiểm tra đáp ứng theo tiêu chuẩn chứ danh được bổ nhiệm. Ngoài việc đưa ra tiêu chí, Luận án cũng đề xuất quy trình đánh giá, kết quả đánh giá và minh chứng để đánh giá, đảm bảo tính khách quan. Bên cạnh đó, việc đánh giá theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên cũng được liên thông với đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá viên chức, đảm bảo kết quả đánh giá có sự đồng nhất, khách quan, chính xác.

Xây dựng môi trường tạo động lực cho GV THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển theo tiêu chuẩn CDNN. Ngoài việc thực hiện đúng, đủ lương và chế độ phụ cấp cho giáo viên THCS của Hà Nội theo hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm thì điểm mới trong giải pháp này chính là khích lệ giáo viên THCS của Hà Nội được bổ nhiệm những giáo viên hạng CDNN cao (hạng I, hạng II) trở thành giáo viên THCS cốt cán, tạo điều kiện cho họ vào danh sách tạo nguồn lãnh đạo nhà trường (hiệu trưởng/hiệu phó), lãnh đạo tổ chuyên môn (tổ trưởng/tổ phó); tạo điều kiện cho họ được tham gia xét/thi thăng hạng.

 

1.     Dissertation title: Development of the contingent of lower secondary school teachers by professional title standards in Hanoi city

2. Specialization and code: Education Management, code : 9.14.01.14

3. Name of PhD candidate and training course : Nguyen Thi Thanh Loan, K2015

4. Supervisors

Supervisor 1: Assoc. Prof. Dr. Vuong Thanh Huong

Supervisor 2: Assoc. Prof. Dr. Do Thi Bich Loan

5. Training institution: Vietnam Institute of Educational Sciences

6. Theoretical and practical contributions of the dissertation

6.1 Theoretical contributions:

-      First, Systematizing, supplementing and clarifying the theory on development of lower secondary school teachers by professional title standards, systematizing professional title standards and classifying lower secondary school teachers by professional title standards for better implementation of policies on teacher quality improvement based on competence and job positions.

-      Second, Proposing a set of professional title rank-based evaluation criteria for lower secondary school teachers that ensures objectivity, demonstrates the characteristics of public employees working in the education sector, and provides a basis for recruitment, use, training, and development of the contingent of lower secondary school teachers in Ha Noi city by professional title standards. 

-      Third, Recommending solutions for development of lower secondary school teachers by professional title standards in consistent with the context of Ha Noi city.

6.2.         New contributions based on the research and survey findings

A number of solutions for development of lower secondary shool teachersby professional title standards in consistent with the context of Hanoi city are proposed as follows:

First, planning the development of the contingent of lower secondary shool teachersin Hanoi by professional title standards should be in alignment with the development strategies of the schools and the education sector in the locality, in which professional title rank-based planning should be much focused, publicly conducted and follow a defined procedure. There should be decentralization and power transferred in planning based on the actual demands of the schools and the locality to realize the development strategies of the schools and the education sector in the locality;

Second, recruitment of lower secondary shool teachersin Hanoi city by professional title standards should be based on the demand of the schools and districts for teachers of rank 1, 2, 3. The recruitment should be well planned, conducted in batches and decentralized. The number and structure of recruits should be determined from the proposal on job positions of the schools. Criteria and conditions for recruitment should be  aligned with the standards and criteria for professional title ranks as regulated as well as the actual situation of the locality.

Third, building capacity for lower secondary shool teachersin Hanoi city to met the requirements of professional title ranks and professional standards by promoting regular training that is conducted constantly and on place (at schools) focusing on enhancement of key competency (professional capability and expertise) for hunior high school teachers met the requirements of professional title ranks and professional standards.

Fourth, developing regulations on internal monitoring based on professional title standards for lower secondary shool teachersin Hanoi city including development of  criteria, the process of checking, evaluation and rating concerning meeting the professional title standards as well as selection of lower secondary shool teachersof rank 1,2,3. Monitoring and evaluation process of lower secondary shool teachersby professional title ranks should focus on using performance based - evidences to ensure the accuracy, objectiveness and transparency. The evaluation of lower secondary shool teachersby professional title standards proposed in this dissertation presents consistency and alignment with the one by professional standards and evaluation of public employees in the education sector.

Fifth, building a motivating environment for lower secondary shool teachersin Hanoi for professional title standard-based development. In addtion to accurate, full provision of salary and allowances for lower secondary shool teachersin Hanoi city based on the professional title ranks, it is nesseccary to encourage them to strive to be appointed to higher ranks (rank 1 and 2) and provide juinor high school teachers of rank 1 and 2 with opportunities to become key teachers. The critarion of being teachers of rank 2 and 1 should be used as a basis for the succession planning of potential school leadership (e.g. principal/vice principal) or specialized unit leadership (e.g. head/deputy head).

 

 

Tin khác