Thông tin luận án: “Tổ chức trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phượng

27/01/2022 10:29 GMT+7
Thông tin luận án: “Tổ chức trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” ; Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục; Mã số: 9 14 01 02

Tên luận án: “Tổ chức trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”.

Chuyên nghành: Lý luận và Lịch sử Giáo dục                            Mã số: 9 14 01 02

 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phượng

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh

                                              2. PGS.TS. Phạm Minh Mục

Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

 

Nội dung những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

-  Luận án đã góp phần bổ sung lí luận về tổ chức trò chơi để phát triển ngôn ngữ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi trong môi trường giáo ở Việt Nam.

- Xây dựng khung lý thuyết tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) 5-6 tuổi.

- Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.

- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và những yếu tố tác động đến quá trình tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ RLPTK 5-6, góp phần giải quyết vấn đề triển khai và nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung, trẻ RLPTK nói riêng trong thực tiễn hiện nay.

- Xây dựng được các biện tổ chức trò chơi pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thị kèm RLPTK 5-6 tuổi dựa trên đặc điểm, khả năng, nhu cầu của trẻ và sự phù hợp với môi trường giáo dục. Những biện pháp tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ được đề xuất và kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm có giá trị tham khảo cho công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên dạy trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở các cơ sở giáo dục.

 - Luận án có giá trị tham khảo cho công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đặc biệt, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên dạy trẻ rối loạn phổ tự kỉ.

Dissertation Topic: “Organizing games to develop language for children with autism spectrum disorder 5-6 years old in preschool”

Major: Theory and History of Education

Code: 914 01 02

Researcher name: Nguyen Thi Phuong

Researcher advisors:         Associate Prof. Dr. Tran Thi Tuyet Oanh

                                        Associate Prof. Dr. Pham Minh Muc

Training Institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences

Content of new contributions with respect to academy and theory which drawn from research and survey results of the dissertation.

- The dissertation has contributed to supplement the theory of game organization to develop language with autism spectrum disorder 5-6 years old in the educational setting in Vietnam.

- Building a theoretical framework for organizing language development games for children with autism spectrum disorder (ASD) 5-6 years old.

- Identifying factors affecting the process of organizing language development games for children with ASD 5-6 years old.

- Clarifying the advantages, limitations and factors affecting the process of organizing language development games for children with ASD 5-6 years old, contributing to solve the problem of deploying and improving the quality of education for children who have special needs in general, children with ASD in particular.

- Building solutions to organize language development games for children with ASD 5-6 years old based on the child's characteristics, abilities, needs and suitability with the educational environment. These measures in organizing games for children's language development are proposed and verified through pedagogical experiments having reference value for management, research, training, and teacher fostering, as well as useful reference source for teachers in teaching children with autism spectrum disorder in educational institutions.  

- The dissertation has reference value for the management, research, training and fostering of special teachers, and is also a useful reference source for teachers in guiding children with autism spectrum disorder.

Tin khác