Tọa đàm tham vấn Quy hoạch Hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và Hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045

06/10/2023 23:49 GMT+7
Ngày 06/10/2023, tại Hội trường A, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm Tọa đàm tham vấn Quy hoạch Hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và Hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Tham dự buổi tọa đàm, có sự tham dự của Thứ trưởng Ngô Thị Minh, các đại diện đến từ các bộ/ban/ngành, đại diện các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, đại diện các cơ sở giáo dục hòa nhập, đại diện các tổ chức liên quan đến người khuyết tật, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực giáo dục đặc biệt cùng các thành viên nhóm thực hiện.

 
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề cập tính cấp thiết của việc quy hoạch Hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và Hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Bà đề nghị các đại biểu lắng nghe các cáo báo thực trạng giáo dục chuyên biệt hiện nay, và các nội dung chính của hồ sơ quy hoạch. Từ các góc độ quản lý các bộ/ban/ngành, các nội dung góp ý góp phần nâng cao tính khả thi của bản dự thảo.
 
 
Đại diện nhóm biên soạn, TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, trình bày báo cáo thực trạng giáo dục trẻ khuyết tật và thực trạng hệ thống trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong cả nước. Nội dung báo cáo đề cập đến tỷ lệ trẻ khuyết tật học tập tại các cơ sở giáo dục, sự tham gia của trẻ theo các hình thức học tập, cơ hội học tập của trẻ, các điều kiện thực hiện giáo dục, sự phân bố của các trường chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ trong cả nước.
 
 
Tiếp theo, GS. Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, trình bày các nội dung chính của hồ sơ quy hoạch Hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và Hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045. Các nội dung đề xuất (i) phù hợp với chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục đối với người khuyết tật, quy hoạch tổng thể quốc gia và chiến lược, quy hoạch khác có liên quan, (ii) phát triển hệ thống CSGD chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thông trung tập phát triển giáo dục hòa nhập theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục có chất lượng cho người khuyết tật, (iii) phát triển một số cơ sở giáo dục chuyên biệt đối vưới người khuyết tật làm nòng cốt cho các vùng để đảm bảo nhu cầu giáo dục đối với người khuyết tật mà các trung tâm hỗ trọ phát triển giáo dục hòa nhập chưa đủ điều kiện đáp ứng, (iv) thành lập cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, (v) bảo đảm kết nối hiệu quả trong hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật, hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập địa phương và các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, (vi) bảo đảm ngân sách nhà nước để phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập công lập đáp ứng các điều kiện theo quy định, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhận trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục đối vưới người khuyết tật.
 
 
  
Sau các nội dung báo cáo, TS. Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đưa ra các vấn đề chính cần góp ý và tập trung thảo luận.
 

Đại biểu góp ý tại hôi trường
 

 

 

 
 
Điều hành phiên thảo luận, Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị các đại biểu đóng góp cá ý kiến theo góc nhìn của lĩnh vực bản thân đang quản lý, từ đó giúp bản quy hoạch được xem xét từ các góc nhìn khác nhau nhằm nâng cao tính khả thi.
 
Các đại biểu thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho ban biên soạn. Các nội dung được đề cập liên quan đến sự tham gia của các bên liên quan, cơ hội học tập và các chương trình học tập phù hợp cho các nhóm học sinh khuyết tật theo độ tuổi và năng lực, ưu tiên hỗ trợ các cơ sở giáo dục đầu mối của khu vực, công tác truyền thông. Các đại biểu đều cam kết tiếp tục tham gia và hỗ trợ quá trình xây dựng quy hoạch này.
 
 
 
Đại diện ban soạn thảo, TS. Tạ Ngọc Trí đánh giá cao các nội dung góp ý. Các nội dung này sẽ được xem xét cẩn thận nhằm điều chỉnh và bổ sung cho bản dự thảo tiếp theo.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam