Nghiệm thu đề tài “Thiết kế nội dung và biên soạn tài liệu học tập một số chủ đề lĩnh vực khoa học tự nhiên cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực người học”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 16/10/2015, Viện KHGDVN đã tiến hành nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Thiết kế nội dung và biên soạn tài liệu học tập một số chủ đề lĩnh vực khoa học tự nhiên cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực người học”, mã số: V2015-03, do ThS.Vũ Thị Minh Nguyệt làm chủ nhiệm.

     Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu, thiết kế nội dung và biên soạn tài liệu học tập một số chủ đề lĩnh vực khoa học tự nhiên cấp THCS nhằm phát triển năng lực HS, tiến hành xin ý kiến chuyên gia về tài liệu thu được. Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cho việc thiết kế nội dung, xây dựng tài liệu học tập cho HS lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong phát triển CT GDPT Việt Nam sau năm 2015.
     KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
     1/Về lý luận và thực tiễn
     Nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến đề tài, và quy trình thiết kế chủ đề học tập về tài liệu học tập; Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam về thiết kế chủ đề học tập và biên soạn tài liệu học tập lĩnh vực Khoa học tự nhiên cấp THCS.
     - Thiết kế nội dung và biên soạn tài liệu hai chủ đề học tập:
     + Chủ đề 1. Nước (Bài: Trạng thái và tính chất của nước)
     + Chủ đề 2. Biến đổi vật chất (Bài: Biến đổi hóa học).
     - Xin ý kiến chuyên gia về tài liệu học tập hai chủ đề.
     - Đề xuất cho việc thiết kế nội dung, xây dựng tài liệu học tập cho HS lĩnh vực Khoa học tự nhiên trong phát triển CT GDPT Việt Nam sau năm 2015
2/ Khuyến nghị
     Đây mới là kết quả bước đầu, cần có thêm các nghiên cứu:
     - Nghiên cứu lí luận sâu hơn để xây dựng các chủ đề học tập từ nội dung, quy trình xây dựng đến biên soạn TLHT lĩnh vực khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực người học.
     - Biên soạn tài liệu và thực hiện thử nghiệm một cách bài bản ở một số điểm trường đề xây dựng được tài liệu hoàn chỉnh.
     - Cần mở rộng thêm các nghiên cứu khác liên quan đến việc xây dựng chủ đề học tập.
     - Cần có thêm các nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ để đánh giá năng lực HS trong dạy học chủ đề  

Phạm Tuyết Nhung