Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Mĩ thuật hướng đến hướng nghiệp cấp THCS đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018”

30/05/2022 16:35 GMT+7
Ngày 27/05/2022, tại trụ sở 101 Trần Hưng Đạo, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện “Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Mĩ thuật hướng đến hướng nghiệp cấp THCS đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, mã số V2021.09, do ThS. Tạ Kim Chi làm chủ nhiệm. Buổi nghiệm thu được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

 
Hội đồng nghiệm thu đề tài
 
Tham dự buổi nghiệm thu có GS.TS. Lê Anh Vinh - Chủ tịch hội đồng, các thành viên của hội đồng nghiệm thu, các thành viên của đề tài, và đại diện các phòng chức năng thuộc Viện.
  
Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động trải nghiệm trong dạy học Mĩ thuật cấp THCS, từ đó đề xuất tổ chức một số hoạt động hướng đến hướng nghiệp áp dụng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.
  
Dựa vào khái niệm về hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong môn Mĩ thuật, mục tiêu, nội dung giáo dục hướng nghiệp cấp THCS và chương trình môn Mĩ thuật cấp THCS trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhóm nghiên cứu đề xuất một số nội dung chủ đề liên quan đến hướng nghiệp gồm các nội dung về mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng, và các hình thức triển khai trong thực tiễn, xác định khung nội dung hướng nghiệp trong môn Mĩ thuật cho học sinh THCS.
  
Từ khung nội dung cho học sinh THCS và mô hình truyền thống, nhóm nghiên cứu đã xây dựng tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện một số chủ đề hướng nghiệp trong môn Mĩ thuật đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, gợi ý kế hoạch triển khai một số hoạt động trải nghiệm và thực nghiệm trong thực tiễn.
  
Kết quả nghiên cứu của đề tài, ngoài việc cung cấp cho giáo viên tư liệu giảng dạy, cách thức tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học Mĩ thuật hướng đến hướng nghiệp, học sinh có năng khiếu mĩ thuật có cơ hội trải nghiệm, mà từ đó còn định hướng nghề nghiệp rõ hơn trong tương lai, tiếp tục phục vụ giai đoạn học tập tiếp theo cho học sinh cấp THPT.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác