Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án “Hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm Đại học Sư phạm”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án “Hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm Đại học Sư phạm” của nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Long

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài: “Hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm Đại học Sư phạm”

 

Mã số: 62 14 01 01             

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục

Nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Long

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thành Hưng – PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh

Cơ sở đào tạo: Viện khoa học Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Những kết luận mới của Luận án

 

1.                 Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm là một thành tố rất quan trọng tạo nên chất lượng đào tạo giáo viên của các trường Đại học Sư phạm. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm là một cách để chứng minh, giải trình với xã hội về chất lượng đào tạo, mức độ tin cậy và cần thiết của chương trình nghiệp vụ sư phạm trong quá trình đào tạo giáo viên THPT nói riêng, đào tạo giáo viên nói chung. Đánh giá chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm chính là đánh giá chất lượng đào tạo theo chương trình nghiệp vụ sư phạm, trong đó, việc đánh giá đòi hỏi phải đưa ra được những minh chứng về chất lượng đào tạo mà chương trình nghiệp vụ sư phạm quy định đồng thời cũng là chất lượng của văn bản chương trình. Đánh giá dựa vào tiêu chí đánh giá là một cách tiếp cận trong đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được những đòi hỏi đó.

 

2.                 Đánh giá chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong các trường Đại học Sư phạm phải được tiến hành với các tiêu chí, các chỉ số cụ thể, với các phương pháp đánh giá có thể tiến hành và đo lường được những biểu hiện của chất lượng chương trình nghiệp vụ sư phạm, tìm ra được những điểm mạnh cũng như điểm yếu để cải tiến chương trình. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chương trình nghiệp vụ sư phạm, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm đã chỉ ra cơ sở lí luận của việc xây dựng tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm, góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về đánh giá trong giáo dục hiện nay.

 

 

3.                 Trên cơ sở phân tích cơ sở khoa học về lí luận xây dựng và phát triển chương trình, những cơ sở pháp lí của chương trình nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo theo chương trình nghiệp vụ sư phạm, thực trạng việc sử dụng tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm trong các trường Đại học Sư phạm đã chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo tính đặc trưng của quá trình đào tạo giáo viên. Chất lượng đào tạo theo chương trình nghiệp vụ sư phạm được tạo thành bởi nhiều yếu tố, chất lượng đào tạo không nằm ở văn bản mô tả chương trình mà phải được thể hiện trong quá trình đào tạo với các nguồn lực thực hiện chương trình, được diễn ra trong một bối cảnh nhất định. Vì vậy, có thể sử dụng C.I.P.O làm mô hình đánh giá chất lượng chương trình nghiệp vụ sư phạm.

 

4.                 Có 4 nhóm hệ thống tiêu chí: 1) Nhóm tiêu chí đầu vào , 2) Nhóm tiêu chí quá trình, 3) Nhóm tiêu chí đầu ra, 4) Nhóm tiêu chí bối cảnh, bao gồm 17 tiêu chí với 100 chỉ số đánh giá. Để hệ thống tiêu chí và các chỉ số đánh giá phản ánh được chất lượng cơ bản của chương trình nghiệp vụ sư phạm, đảm bảo tính thực tiễn cần tiến hành thẩm định về mức độ cần thiết và khả năng đo lường bởi các chuyên gia đánh giá chương trình, giảng viên giảng dạy chương trình nghiệp vụ sư phạm trong các trường Đại học Sư phạm. Những tiêu chí và các chỉ số được đánh giá cao về mức độ cần thiết và khả năng đo lường.

 

 


 

 

SUMMARY ON NEW FINDINGS OF THE Ph.D DISSERTATION

 

Title: "Assessment Criteria System on Pedagogical Curricula in Universities of Education"

 

Code: 62 14 01 01 Major: Didactics and History of  Pedagogy

PhD Student: Pham Ngoc Long

Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Dang Thanh Hung – Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Tuyet Oanh

Training institution: The Vietnam Institute of Educational Sciences - Ministry of Education and Training

 

New findings

1.                 The pedagogical curricula play a very important role to create high-quality teacher training courses in Universities of Education. Assessing the quality of the pedagogical curricula is a chance to prove or explain to the society about the quality of training, the reliability and the necessity of the pedagogical curricula during training teachers of in high schools and general shools. Assessing  the pedagogical curricula also means assessing the training quality of the pedagogical curricula,  in which the assessment required evidence-based  training quality of the pedagogical curricula as well as the quality of the written program. Criteria-based assessment is an equivalent approach in assessing the pedagogical curricula.

 

2.                 Assessment of the pedagogical training curicula in the Universities of Education  should be conducted with the specific criteria and indicators, the methods of assessment should be conducted and measured the quality of the pedagogical curricula to find the strengths and weaknesses to improve the curricula. Based on research and analysis of the pedagogical curricula, the factors affecting the quality of the pedagogical curricula; the theory of developing assessment criteria of the pedagogical curricula is given and enrichs  the theory of educational assessment today.

 

 

3.                 Based on a scientific analysis of the theory of building and developing a program, the legal basis of the pedagogical curricula isued by the Vietnam Ministry of Education and Training; the analysis of the factors affecting training quality in pedagogical curricula, the current situation of using assessment criteria for evaluating the pedagogical curricula in the Universities of Education  indicated the needs to build an assessment criteria system of the pedagogical curricula to ensure the distinctiveness of the teacher training process. Training quality in the pedagogical curricula depends on many factors, not the written curricula, but it is reflected in the training process, together with the resources to implement programs, which takes place in a certain context. Thus, the C.I.P.O may be used  as a model to evaluate the quality of pedagogical curricula.

 

4.                 The system includes four groups of criteria: 1) The input criteria; 2) The process criteria; 3) The output criteria; 4) The context criteria, including 17 criteria and 100 indicators. To reflect the quality of the pedagogical curricula by criteria system  and to ensure the practice, the nessity and ability to measure should be evaluated by experts in the field of program evaluation and  lecturers who are teaching the pedagogical curricula in the Universities of Education. These criteria and indicators have appreciated the nessessity and ability to measure.

Tin khác