Nghiệm thu đề tài “Sự tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực của người sử dụng lao động: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 05/07/2013, Viện KHGDVN đã tiến hành nghiệm thu đề tài cấp Viện “Sự tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực của người sử dụng lao đông: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam”, mã số: V2012-23, do ThS. Phạm Văn Nam làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu sự tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực từ phía tổ chức sử dụng lao động ở một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất các khuyến nghị vận dụng tại Việt Nam. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1/ Về lý luận
      - Đề tài đã đưa ra một số khái niệm cơ bản: Nhân lực và nguồn nhân lực, khái niệm nguồn nhân lực doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, phương thức đào tạo
.
      - Đề cập đến xu hướng phát triển đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp; 
      - Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực của người sử dụng lao động.


2/ Về thực tiễn
      - Đề tài đã xác định mục tiêu chung là nghiên cứu về quá trình đào tạo nguồn nhân lực của người sử dụng ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc
và rút ra một số kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn lực;
      - Tìm hiểu các phương thức đào tạo nguồn lực ở Việt Nam: 1/ Khái quát tình hình thị trường lao đ
ng; 2/ Đặc điểm của đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp; 3/ Thực trạng đào tạo trong doanh nghiệp, tổ chức.

3/ Khuyến nghị
      - Đối với nhà nước:
      + Phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao tỷ trọng lao động có tay nghề trong lực lượng lao động, nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam về chất lượng, kỹ năng lao động đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế;
      + Kiện toàn lại hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục và đào tạo, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng cơ sở đào tạo chất lượng cao với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế;
      + Tập chung kính phí xây dựng cở sở vật chất lớn hơn từ nhà nước, đồng thời huy động kinh phí trong dân thông qua xã hội hóa giáo dục và đào tạo, trong đó chú ý đúng mức đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên;
      + Nhà nước nên quan tâm đầu tư hơn nữa cho đào tạo tập chung, nhất là lĩnh vực đào tạo tay nghề và cho các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
      - Đối với phía người sử dụng lao đông:
      + Các doanh nghiệp hay tổ chức phải nhận thức một cách thiết thực và vai trò của các yếu tố con người đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
      + Có hình thức kèm cặp các công nhân yếu
, kém và cần có kế hoạch đào tạo lại cho các cán bộ quản lý về kiến thức quản trị kinh doanh;
      + Các tổ chức cần nhận thức trách nhiệm chung trong công tác đào tạo để tham gia tích cực vào việc hướng dẫn sinh viên thực tập sao đạt kết quả tốt;

       + Áp dụng phương thức đào tạo theo “tiếp cận năng lực” đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Phạm Tuyết Nhung-Trung tâm TT-TV

Tin khác