Nghiệm thu đề tài “Giải pháp phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam”

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 07/08/2013, Viện KHGDVN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Giải pháp phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam”, mã số: B2010 - 37 - 89CT, do PGS.TS. Đỗ Thị Bích Loan làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của đề tài: Các giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp độ đào tạo.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1/ Về lý luận
     - Xây dựng được cơ sở lý luận của phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục. Đã làm sáng tỏ các khái niệm liên quan: phân luồng, phân ban, phân hóa, liên thông trong giáo dục, đào tạo liên thông, đào tạo liên kết, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân  lực….Đã xác định được cơ sở tâm sinh lý, cơ sở giáo dục học, cơ sở kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng, cũng như mối quan hệ giữa phân luồng và liên thông trong giáo dục với phát triển nguồn nhân lực;
     - Đã tiến hành nghiên cứu tổng kết xu thế, kinh nghiệm về phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục của một số quốc gia, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thực hiện phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục.
2/ Về thực tiễn
     - Đã tiến hành đánh giá thực trạng phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Đã phân tích rõ những mặt được, những bất cập, nguyên nhân của các bất cập trong phân luồng và liên thông giáo dục;
     - Trên cơ sở phân tích lý luận và từ thực tiễn nước ta, đã đề xuất kiến nghị và một số giải pháp thúc đẩy phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của quốc gia và tạo cơ hội để ai cũng được học và học tập suốt đời, tiến tới xã hội học tập ở Việt Nam.
3/ Khuyến nghị
- Đối với giáo dục phổ thông
     + Tăng tính mở của hệ thống, đảm bảo cho người học sau khi hoàn thành giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc, càng học lên càng có cơ hội lựa chọn phương án học tập phù hợp với khả năng và điều kiện cá nhân;
     + Tạo điều kiện cho việc phân luồng sau giáo dục cơ bản bắt buộc và sau từng cấp học tiếp theo;
     + Cơ cấu lại hệ thống giáo dục phổ thông theo hướng:
     * Sau trung học cơ sở, học sinh học trung học phổ thông được phân thành hai nhánh: Nhánh phân hóa và nhánh nghề;
     * Sau trung học phổ thông:, học sinh được chia thành hai nhánh: Nhánh hàn lâm và nhánh công nghệ.
- Đối với giáo dục nghề nghiệp
     + Thống nhất một đầu mối quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp;
     + Cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng:
     * Đổi tên Sơ cấp nghề thành sơ cấp kỹ thuật nghề nghiệp/ nghiệp vụ;
     * Sáp nhập Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề thành Trung cấp kỹ thuật nghề/ nghiệp vụ;
     * Sáp nhập Cao đẳng và Cao đẳng nghề thành Cao đẳng kỹ thuật nghề nghiệp/ nghiệp vụ.

Tin khác