Nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu xu hướng nhu cầu nhân lực có trình độ đại học của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá"

10/08/2017 16:55 GMT+7
Ngày 23/10/2014, Viện KHGD VN tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Viện "Nghiên cứu xu hướng nhu cầu nhân lực có trình độ đại học của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá" Mã số: V2013-17, do ThS. Đinh Thị Bích Loan làm chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu:  Nhận biết xu hướng về nhu cầu nhân lực có trình độ đại học của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá và đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng đáp ứng của GDĐH với nhu cầu nhân lực có trình độ ĐH ở Việt Nam 
Tính mới và sáng tạo:
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ và toàn diện hơn cho nghiên cứu về xu hướng nhu cầu nhân lực có trình độ đại học của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá; nghiên cứu xu hướng nhu cầu nhân lực có trình độ đại học trong quá trình công nghiệp hoá về mặt số lượng trong xem xét với khả năng cung nhân lực trình độ đại học; đề xuất một số khuyến nghị.
Kết quả nghiên cứu:
     - Đề tài làm rõ một số khái niệm: xu hướng, nhân lực, nhu cầu nhân lực, trình độ đại học, thị trường lao động, công nghiệp hoá; và một số vấn đề lý luận liên quan như các quy luật của thị trường lao động, các yếu tố tác động đến xu hướng nhu cầu nhân lực (tác động của sự phát triển kinh tế-xã hội, tác động của sự phát triển khoa học -công nghệ, tác động của hội nhập và toàn cầu hoá...).
     - Đề tài nghiên cứu tổng quan tình hình đáp ứng của GDĐH với nhu cầu nhân lực trình độ đại học của thị trường lao động Việt Nam.
     - Nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng đáp ứng của GDĐH với nhu cầu nhân lực có trình độ ĐH ở Việt Nam:
     1/Cần có cơ chế liên kết trao đổi, chia sẻ thông tin giữa Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Tổng cục Thống kê và Bộ Giáo dục &Đào tạo về bộ số liệu chuyên sâu hơn và có độ tin cậy cao hơn từ dữ liệu Thống kê Lao động Việc làm, Điều tra doanh nghiệp... để việc phân tích xu hướng hay dự báo được chính xác hơn, qua đó bên đào tạo có một kênh thông tin tham khảo quan trọng phục vụ việc hoạch định kế hoạch, nội dung  đào tạo;
     2/Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng bộ tiêu chí, chỉ số phục vụ cho việc lấy số liệu theo ngành đào tạo tương thích ở một mức độ nhất định với cách phân chia các nhóm ngành kinh tế hiện nay để tạo điều kiện cho việc phân tích, so sánh cung- cầu nhân lực đào tạo theo các nhóm ngành hoặc khu vực kinh tế được khả thi;

      3/Cần bổ sung thông tin về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp vào nội dung của cuộc Khảo sát Doanh nghiệp hàng năm do Tổng cục thống kê đang tổ chức. Điều này cho phép các cấp quản lý cũng như ngành GD nắm bắt được xu hướng cụ thể của thị trường lao động để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu phát triển.  

Vương Hồng Hạnh

Tin khác