Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&NC cấp Bộ “Xác định hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới”

20/12/2021 17:17 GMT+7
Ngày 20/12/2021, tại phòng họp C53, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&NC cấp Bộ “Xác định hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh Phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới”, mã số CT2019.08.01 do TS. Vương Thị Phương Hạnh chủ nhiệm.


Các thành viên hội đồng nghiệm thu đánh giá, góp ý đối với đề tài
  
Tham dự buổi nghiệm thu có sự chủ trì của Phó Viện trưởng PGS. TS. Trần Huy Hoàng, các thành phần Hội đồng theo Quyết định và đại diện các phòng chức năng.
  
Mục đích nghiên cứu nhằm xác định được khung lý luận cơ bản, xu thế và kinh nghiệm quốc tế, từ đó đề xuất hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới.
  
Đề tài đạt được những kết quả chính như sau: 1) Xác định được cơ sở lí luận về hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới; 2) Làm rõ cơ sở thực tiễn của việc xác định hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới; 3) Đề xuất hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới trên cơ sở đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí để xác định hệ giá trị văn hóa với 10 giá trị và được biểu hiện cụ thể ở học sinh từng cấp học.
  
Từ những kết quả đã đạt được, theo nhóm nghiên cứu rút ra một số kết luận về sự cần thiết phải bảo tồn, lưu giữ, phát triển, phát huy các gái trị văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các mạng công nghiệp 4.0… đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, trong đó có học sinh phổ thông. Xác định hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh phổ thông Việt Nam để dựa vào đó, các nhà giáo dục có cơ sở để xác định mô hình giáo dục và các con đường, biện pháp giáo dục khác nhau đưa những giá trị văn hóa ấy vào trong nhà trường.
  
Kết luận tại hội đồng, PGS. TS. Trần Huy Hoàng cho rằng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế kéo theo những mặt tích cực và cả những mặt trái đã tác động đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nhân cách, giá trị sống và lối sống của thanh thiếu niên. Như vậy nghiên cứu “Xác định hệ giá trị văn hóa cần hình thành ở học sinh Phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới” là sự cần thiết, làm cơ sở để xác định mô hình giáo dục và các con đường, biện pháp giáo dục khác nhau nhằm giảm thiểu những tác động và biểu hiện tiêu cực, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 vì sự phát triển toàn diện của học sinh trong giai đoạn mới.
  
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam
  

Tin khác