Nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá tác động thực hiện chính sách không thu học phí sinh viên sư phạm và đề xuất chính sách thay thế”

24/12/2021 09:26 GMT+7
Ngày 22/12/2021, tại phòng họp A13, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài Khoa học & Công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá tác động thực hiện chính sách không thu học phí sinh viên sư phạm và đề xuất chính sách thay thế”, mã số B2018-VKG-04, do TS. Phạm Thị Thúy Hồng chủ nhiệm.

Tham dự buổi nghiệm thu có sự tham dự của Viện trưởng GS. TS. Lê Anh Vinh với vai trò Chủ tịch Hội đồng, các thành phần Hội đồng theo quyết định và đại diện các phòng chức năng.
  
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác lập được cơ sở khoa học của đánh giá tác động thực hiện chính sách không thu học phí sinh viên sư phạm; Nêu được kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam trong thực hiện chính sách tài chính cho sinh viên; Đánh giá được thực trạng tác động thực hiện chính sách không thu học phí sinh viên sư phạm trong bối cảnh hiện nay; Đề xuất được khung chính sách học phí mới cho sinh viên sư phạm; Dự báo được tác động một số nội dung trong khung chính sách mới về học phí cho sinh viên sư phạm.
  
Nội dung của đề tài nhằm: 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá tác động chính sách không thu học phí sinh viên; 2) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính cho sinh viên; Đánh giá thực trạng tác động chính sách không thu học phí sinh viên sư phạm; 3) Đề xuất khung chính sách mới về học phí cho sinh viên sư phạm; 4) Dự báo tác động của một số nội dung trong khung chính sách mới cho sinh viên sư phạm.
  
Đánh giá tác động chính sách được nghiên cứu là một bước trong quy trình hay còn gọi là chu trình phát triển chính sách. Tác động thực hiện chính sách không thu học phí sinh viên sư phạm được xem xét đánh giá về mặt kinh tế, xã hội, giáo dục, giới, thủ tục hành chính pháp luật nên các nhóm đối tượng thụ hưởng và đối tượng liên đới khác như cơ quan ban hành chính sách, cơ quan thực chính sách.
  
Kết quả đánh giá tác động của chính sách cho thấy chính sách không còn đủ sức thu hút học sinh theo học, chất lượng giáo dục không được như mong đợi, số lượng giáo viên không xin được việc cao, đầu tư cho giáo dục sư phạm chưa thực sự hiệu quả, khó kiểm soát được cung cầu giáo viên dẫn tới thừa thiếu giáo viên cục bộ. Đề tài đã tiến hành đánh giá tác động của chính sách trên các nhóm đối tượng để tiến hành đề xuất khung chính sách mới.
  
Khung chính sách mới được thăm dò và dự báo tác động về các mặt, kinh tế, xã hội, giáo dục, giới, mức độ ảnh hưởng đến các đối tượng liên quan. Kết quả thăm dò cho thấy chính sách mới sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực và giảm bớt tác động không mong muốn của chính sách cũ.
 
Kết quả nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu mở rộng và công bố trên tạp chí khoa học giáo dục trong nước, đồng thời hỗ trợ đào tạo thành công 1 học viên cao học chuyên ngành quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông trung học.
  
Các thành viên hội đồng cho rằng mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận phù hợp; đề tài công phu, nghiên túc. Tuy nhiên, đề tài cần làm rõ hơn các tiêu chí về kinh tế trong giáo dục, làm ma trận trở nê rõ ràng hơn.
  
Đề tài được tất cả thành viên hội đồng đánh giá đạt và được nghiệm thu.
  
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác