Nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN “Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá sự phát triển trí tuệ học sinh đáp ứng yêu cầu phát huy tiềm năng cá nhân theo NQ29-NQ/TW”

02/01/2022 09:54 GMT+7
Ngày 31/12/2021, tại phòng họp A13, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu đề tài KH&CN “Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá sự phát triển trí tuệ học sinh đáp ứng yêu cầu phát huy tiềm năng cá nhân theo NQ29-NQ/TW”, mã số KHGD/16-20.ĐT.045 do PGS. TS. Trần Huy Hoàng làm chủ nhiệm.


PGS. TS. Trần Huy Hoàng trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài
  
Mục đích tổng quát của đề tài nhằm nghiên cứu luận chứng khoa học về việc xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu phát huy tiềm năng cá nhân theo tinh thần NQ29. Về mục tiêu cụ thể, đề tài tập trung xây dựng khung đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh theo thuyết đa trí tuệ; Xây dựng bộ công cụ mẫu để đo lường, đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh theo thuyết đa trí tuệ; Đề xuất giải pháp sử dụng kết quả đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh nhằm phát huy tiềm năng, phát triển năng lực của học sinh.
  
Về nội dung nghiên cứu, nhóm tác giả tập trung vào 5 vấn đề chính: 1) Yêu cầu của xã hội và đánh giá trí tuệ và năng lực học sinh; 2) Mô hình phát triển trí tuệ, năng lực thích ứng với chương trình giáo dục phổ thông; 3) Công cụ đánh giá: đường phát triển, chỉ số, công cụ đo lường cho học sinh; 4) Phương pháp, kĩ thuật xác định sự phát triển trí tuệ; 5) Giải pháp sử dụng công cụ đánh giá trí tuệ để phát huy tiềm năng, phát triển năng lực người học.
  
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng mục tiêu phát triển trí tuệ và năng lực luôn là thách thức lớn đối với khoa học. Cụ thể là đánh giá phát triển trí tuệ, năng lực cần tường minh hóa thành các kinh nghiệm; thiết lập được khung đánh giá, mức độ phát triển, xây dựng công cụ; ước tính chỉ số phát triển; Xây dựng được khung đánh giá theo mô hình đa cấp: trí tuệ g, các trí tuệ, các năng lực theo thuyết Sternbreg, Eysenck; Sử dụng mô hình Rasch, IRT để ước tính chỉ số trí tuệ, năng lực học sinh; Xây dựng đường phát triển trí tuệ, phát triển năng lực.
  
Đề tài đưa ra một số khuyến nghị như sau:
  
Đối với Chính phủ: một số mục tiêu giáo dục vẫn cần được chỉ số hóa; có lộ trình; Vận dụng chu trình từ đánh giá đến chính sách của ATC21S; Xây dựng, phê duyệt Chương trình khoa học giáo dục fa 2; Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện các đề án trong Nghị quyết số 44/NQ-CP.
  
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển trí tuệ và năng lực; Chỉ đạo sử dụng Bộ công cụ đánh giá trí tuệ trong hoạt động đánh giá; Được phép chỉ đạo việc sử dụng Bộ công cụ tuyể sinh lớp đầu cấp; nhận dạng học sinh giỏi, năng khiếu, đánh giá chất lượng.
 
Các thành viên hội đồng đánh giá cao sự nghiên cứu của đề tài. Đề tài có sự nghiên cứu chuyên sâu với văn phong khoa học, nhiều bảng biểu được trình bày cẩn thận, đầy đủ. Các số liệu được nêu trong báo cáo tương đối cập nhật, có độ chính xác cao, sử dụng nhiều kĩ thuật về xử lý số liệu. Các sản phẩm của đề tài phù hợp, đáng kể nhất là thiết kế 15 công cụ, 12 phiếu test gọn nhẹ, nội dung phong phú. T
   
Hội đồng nhất trí thông qua đề tài.
  
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác