Nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Quốc gia “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo”

30/12/2021 15:08 GMT+7
Chiều ngày 30/12/2021, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức nghiệm thu cơ sở đề tài KH&CN cấp Quốc gia “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo”, mã số KHGD/16-20.ĐT.003, do GS. TS. Trần Công Phong làm chủ nhiệm.

  GS. TS. Trần Công Phong trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài
 
Tham dự buổi nghiệm thu có sự tham dự của GS. TS. Lê Anh Vinh với vai trò Chủ tịch hội đồng cùng các thành viên hội đồng theo quyết định. Bên cạnh đó là các thành viên của nhóm nghiên cứu và các đại diện của các phòng chức năng của Viện.
  
Theo nhóm nghiên cứu, đội ngũ giáo viên là yếu tổ cơ bản của quá trình giáo dục, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, thực trạng của đội ngũ hiện nay còn nhiều bất cập trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần phải có một khung chính sách toàn diện về đội ngũ nhà giáo vè nghề dạy học theo cách tiếp cận mới. Do đó, khung chính sách nhà giáo và nghề dạy học cần dựa trên cơ sở về yêu cầu tính chuyên nghiệp, đặc thù chuyên môn của nghề giáo.
  
Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn quy định pháp luật và việc thi hành pháp luật chính sách đối với nhà giáo ở Việt Nam, đề xuất khung chính sách về nhà giáo và khung chính sách làm cơ sở cho việc xây dựng Luật Nhà giáo.
  
Mục tiêu cụ thể bao gồm bốn nội dung. Một là xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của khung chính sách đối với nhà giáo. Hai là chỉ ra sự cần thiết của việc ban hành Luật Nhà giáo và định hướng nội dung văn bản Luật Nhà giáo ở Việt Nam. Ba là đánh giá thực trạng quy định pháp luật và việc thi hành pháp luật chính sách đối với nhà giáo ở Việt Nam hiện nay. Bốn là đề xuất kiến nghiệ về chính sách cơ bản đối với nhà giáo và jhung chính sách xây dựng Luật Nhà giáo.
  
Các điểm mới của Luật Nhà giáo được xác định như sau:
  
- Khung chính sách nhà giáo và nghề dạy học phải dựa trên lao động đặc thù của nhà giáo và nghề dạy học, vị thế nghề giáo trong giai đoạn hiện nay;
- Thay đổi tiếp cận quản lý nhà nước đội ngũ nhà giáo ở Việt Nam hiện nay sang tieps cận phát triển nguồn nhân lực;
- Nâng dần mức độ luật hóa các điều quy định liên quan đến đội ngũ nhà giáo và nghề dạy học dựa trên hệ sinh thái quản lý nhà nước đội ngũ nhà giáo và nghề dạy học trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
- Định hướng hoàn tiện thể chế quản lý nhà nước: các văn bản pháp luật nào cần bổ sung, hoàn thiện;
- Điều chỉnh các bất cập liên quan như các khái niệm, khung chính sách, nội dung chính sách…
  
Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đầy đủ các sản phẩm theo thuyết minh của đề tài.
 
Tạp chí Khoa học giáo dục VIệt Nam

Tin khác