Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại nơi làm việc nhằm xây dựng đơn vị học tập, góp phần thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập 2021-2030”

06/12/2023 11:09 GMT+7
Ngày 05/12/2023, tại trụ sở 101 Trần Hưng Đạo, Viện Khoa học giáo dục VIệt Nam tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại nơi làm việc nhằm xây dựng đơn vị học tập, góp phần thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập 2021-2030”, mã số B2022-VKG-13, do TS. Nguyễn Thị Hài làm chủ nhiệm.


Phó Viện trưởng Mai Văn Trinh điều hành buổi nghiệm thu
 
Tham dự buổi nghiệm thu có PGS. TS. Mai Văn Trinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VIệt Nam, Chủ tich hội đồng, các thành viên hội đồng, đại diện các phòng chức năng thuộc Viện và các thành viên của nhóm nghiên cứu.
   
 
 Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Hài, Ban nghiên cứu Giáo dục thường xuyên trình bày kết quả nghiên cứu đề tài.
   
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại nơi làm việc nhằm xây dựng các đơn vị học tập góp phần thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tâp ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
  
Về cơ sở lý luận, đề tài đã làm rõ khái niệm cơ bản của đề tài như học tập tại nơi làm việc, chất lượng học tập tại nơi làm việc, đơn vị học tập, xã hội học tâp. Đề tài còn đề cập đến việc học tập tại nơi làm việc như vai trò, ý nghĩa của việc học tập tại nơi làm việc, các phương pháp và hình thức học tập tại nơi làm việc, nội dung học tập tại nơi làm việc; các yếu tố tác động đến chất lượng học tập tại nơi làm việc; học tập tại nơi làm việc với việc xây dựng đơn vị học tập, xã hội học tâp.
  
Về cơ sở thực tiễn, nhóm nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế của bốn nước Hàn Quốc, Thái Lan, Đan Mạch và Séc về thúc đẩy học tập tại nơi làm việc. Từ đó có những bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào Việt Nam. Ngoài ra, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát và mô tả thực trạng và chất lượng học tập tại nơi làm việc tại 3 tỉnh/thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh ở các nội dung: Nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập tại nơi làm việc; nội dung học tập tại nơi làm việc; hình thức tổ chức và phương pháp học tập tại nơi làm việc; hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tại nơi làm việc; các điều kiện tổ chức học tập tại nơi làm việc; các giải pháp đã thực hiện để nâng cao chất lượng học tập tại nơi làm việc. Đề tài đã phân tích các nội dung đã thực hiện tốt ở các đơn vị và các nội dung còn hạn chế. Đây cũng là các căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại nơi làm việc.
  
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nhóm đề tài đề xuất 05 giải pháp có ý nghĩa nhất nâng cao chất lượng học tập tại nơi làm việc nhằm xây dựng đơn vị học tập, góp phần thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tâp 2021-2030.
  
Các thành viên hội đồng đánh giá cao sự quan trọng chủ đề nghiên cứu và nỗ lực thực hiện của nhóm đề tài. Hội đồng khuyến nghị nhóm rà soát các nội dung góp ý và hoàn thiện báo cáo tổng kết theo tiến độ đề tài. 
  
Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Tin khác