Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam

Một số biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông  môn Ngữ văn

Một số biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông môn Ngữ văn

Tác giả Nguyễn Phương Mai, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam trình bày một số biện pháp tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT). Mỗi biện pháp được đề xuất đều có một vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó logic, bổ sung, hỗ trợ, xuyên thấm trong nhau, cùng hướng tới mục đích chung là giúp giáo viên biết cách tổ chức dạy học đọc thẩm mĩ thơ trữ tình, từ đó góp phần vào việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và phát triển phẩm chất, nhân cách học sinh.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông  tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nêu lên thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng tốt và một số yếu tố ảnh hưởng không tốt đến việc dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông, từ đó đề xuất 05 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong các trường trung học phổ thông trong thời gian tiếp theo.

Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo mô hình học tập trải nghiệm của John Deway

Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo mô hình học tập trải nghiệm của John Deway

Từ mô hình học tập trải nghiệm của John Deway, tác giả Đoàn Thị Thu Thủy, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã thiết kế chi tiết hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học nhằm phát huy thế mạnh, tạo sự hứng thú của học sinh tham gia hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học.

Xây dựng văn hóa trường học - Môi trường tốt nhất để giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông

Xây dựng văn hóa trường học - Môi trường tốt nhất để giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông

Văn hóa nhà trường phổ thông là môi trường lí tưởng nhất để giáo dục và hình thành các giá trị văn hóa cho học sinh, đáp ứng mục tiêu về các phẩm chất và năng lực của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Thanh và Phan Trọng Đông, trường Trung học phổ thông Diễn Châu 3 trình bày vai trò của văn hóa nhà trường, cấu trúc và biểu hiện của các giá trị cốt lõi trong việc giáo dục các giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông.

Lo âu học tập và mối liên hệ với rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội

Lo âu học tập và mối liên hệ với rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội

Nhằm tìm hiểu thực trạng vấn đề lo âu học tập và mối liên hệ của nó với rối loạn lo âu, bài báo của hai tác giả Hoàng Thị Thanh Huệ và Ngô Thanh Huệ của Viện Tâm lí Việt – Pháp phân tích kết quả khảo sát trên 262 khách thể là các học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội được tiến hành vào tháng 7 năm 2020. Công cụ khảo sát bao gồm thang sàng lọc lo âu (GAD-7), thang đánh giá lo âu học tập, được xây dựng từ việc kết hợp thang kiểm tra mức độ lo âu học tâp AAI và thang đo mức độ lo âu trong lớp học ngoại ngữ FLCAS. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về mức độ lo âu học tập giữa các học sinh xét trên tiêu chí học lực và thứ tự sinh, lo âu học tập và các khía cạnh của lo âu học tập đều có mối tương quan thuận chiều ở mức tương đối mạnh với rối loạn lo âu.

Cơ sở lí luận của giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ

Cơ sở lí luận của giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ

Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Đại học Quốc Gia Hà Nội cung cấp cơ sở lí luận cho việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, trong đó có đề cập đến quá trình hình thành giá trị văn hóa truyền thống, các đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, khái niệm giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và các thành tố của quá trình giáo dục giá trị văn hóa truyền thống.

Đo lường khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam theo thuyết đa nhân tố của Sternberg

Đo lường khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam theo thuyết đa nhân tố của Sternberg

Thuyết đa nhân tố của Sternberg đã được sử dụng rộng rãi nhằm đo lường các khía cạnh khác nhau của trí tuệ, bao gồm trí tuệ phân tích, sáng tạo và thực tiễn. Bài viết của nhóm tác giả Trần Huy Hoàng, Đặng Xuân Cương và Nguyễn Thị Hương của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giới thiệu việc xây dựng và thử nghiệm công cụ đo lường khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam dựa vào thuyết đa nhân tố của Sternberg.

Lo âu học tập và mối liên hệ với rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội

Lo âu học tập và mối liên hệ với rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội

Lo âu học tập là một trong những vấn đề phổ biến ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Lo âu học tập là cảm giác lo sợ đi kèm theo sự gia tăng các suy nghĩ tiêu cực, các phản ứng về mặt cơ thể khi cá nhân phải đối mặt với các nhiệm vụ liên quan đến học tập, như: tham gia giờ một môn học (môn Toán, môn Tiếng Anh,...), đối mặt với bài tập về nhà hoặc đối các bối cảnh thi cử/ kiểm tra. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lo âu học tập đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực, rèn luyện sức chịu đựng áp lực, từ đó tạo ra những thành tựu trong học tập và thi cử.

Rèn luyện hiểu biết thống kê, suy luận thống kê và tư duy thống kê cho học sinh trung học phổ thông

Rèn luyện hiểu biết thống kê, suy luận thống kê và tư duy thống kê cho học sinh trung học phổ thông

Tác giả Hoàng Lê Minh, đại học Hồng Đức nghiên cứu nội dung thống kê trong Chương trình Toán 2018 của Việt Nam, tổng hợp và đưa ra quan điểm phân biệt giữa các khái niệm hiểu biết, suy luận và tư duy thống kê của học sinh. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số tác động sư phạm để rèn luyện hiểu biết, suy luận và tư duy thống kê cho người học với mục tiêu tăng cường tính ứng dụng và giá trị thực tiễn của Toán học trong cuộc sống.

Kinh nghiệm quốc tế về dạy học kết hợp trực tuyến, trực tiếp ở tiểu học

Kinh nghiệm quốc tế về dạy học kết hợp trực tuyến, trực tiếp ở tiểu học

Dạy học kết hợp là một khái niệm đã được các nhà giáo dục và các tổ chức giáo dục trên thế giới sử dụng từ lâu, để miêu tả hình thức học tập điện tử kết hợp với học tập truyền thống. Tác giả Trần Bích Hằng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đưa ra một số khái niệm về dạy học kết hợp được sử dụng rộng rãi trên thế giới, những kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia đã áp dụng thành công phương pháp dạy học này với hi vọng mang lại một cái nhìn tổng quát về dạy học kết hợp, đồng thời là cơ sở cho việc triển khai một cách linh hoạt mô hình dạy học kết hợp ở Việt Nam.